Học phần Mô hình I-O

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN
Tiếng Việt:     SNA VÀ I-O
Tiếng Anh:      System of National Accounts and Input-Output Table
Mã học phần:  TOKT1113
Số tín chỉ: 2

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Toán Kinh tế

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Kinh tế vi mô 1, Kinh tế vĩ mô 1; Toán cao cấp 2.

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Học phần gồm hai phần: Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và Bảng Vào ra (I-O). Phần SNA gồm các nội dung: lịch sử phát triển chung, quá trình triển khai áp dụng SNA tại Việt Nam; các phạm trù cơ bản của SNA; cấu tạo, mục đích của dãy tài khoản tích hợp của SNA và bảng cân đối tài sản; các cân đối cơ bản của nền kinh tế rút ra được từ dãy tài khoản phục vụ cho việc phân tích kinh tế; bảng cung ứng và sử dụng sản phẩm trong nền kinh tế; ma trận hạch toán xã hội SAM. Phần I/O gồm các nội dung: nội dung kinh tế và cơ sở toán học của bảng I/O; các ứng dụng cơ bản của I/O vào lập kế hoạch và phân tích kinh tế; xây dựng I/O trên cở sở bảng cung, bảng sử dụng sản phẩm của SNA.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Học phần trang bị cho người học những khái niệm sâu sắc hơn về hệ thống tài khoản quốc gia, sự luân chuyển của giá trị và hiện vật trong nền kinh tế, giữa các ngành sản xuất dịch vụ; cung cấp công cụ để phân tích sâu về sự phân bổ các nguồn lực, nguồn tài chính, sự hao phí giữa các ngành. Khi kết thúc học phần, người học có thể phân tích các mô hình cân bằng kinh tế tổng thể dựa trên các số liệu từ các nguồn thống kê, các ngành trong nền kinh tế, từ đó đưa ra phân tích và đánh giá chính sách kinh tế.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:

PHÂN BỐ THỜI GIAN 

STT Nội dung

Tổng số tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Bài tập,
thảo luận,
kiểm tra

1

Chương 1

5

4

1

 

2

Chương 2

5

4

1

 

3

Chương 3

5

4

1

 

4

Chương 4

5

4

1

 

5

Chương 5

10

8

2

 
  Cộng

30

24

6

 

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA (SNA)

Chương này giới thiệu tổng quan về hệ thống tài khoản quốc gia bao gồm lịch sử phát triển và các khái niệm cơ bản được sử dụng. Mục đích của chương là nhằm giúp người đọc có khái niệm ban đầu về hệ thống tài khoản quốc gia và các phạm trù cơ bản của nó, đồng thời có thể hình dung được các nội dung sẽ nghiên cứu của môn học.

1.1. Lịch sử phát triển của SNA
1.1.1. Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) là gì?
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của SNA
1.1.3. Mục đích của SNA
1.1.4. Triển khai áp dụng SNA tại Việt Nam
1.2. Các khái niệm, phạm trù cơ bản trong SNA
1.2.1. Sản xuất và phạm vi sản xuất
1.2.2. Lãnh thổ kinh tế và thường trú
1.2.3. Các phân loại chính của SNA
1.2.4. Vấn đề giá và so sánh
1.2.5. Luồng, Kho, giao dịch và chuyển nhượng
1.2.6. Hệ thống thuế trong SNA
1.2.7 Trợ cấp thuế

Tài liệu tham khảo của chương:
1- Ngô Văn Mỹ, 2009, Bài giảng SNA và I/O, Chương 1.
2 – Leontief W.W, 1966, Input-Output Economics, Oxford University Press.
3 – Pyatt, G., J.I. Round, eds, 1985, Social Accounting Matrices: A Basis for Planning, World Bank.

CHƯƠNG 2 – TÀI KHOẢN SẢN XUẤT

Chương này giới thiệu thông tin chi tiết về tài khoản sản xuất, tài khoản đầu tiên trong chuỗi tài khoản của SNA. Tài khoản sản xuất chỉ ra giá trị sản xuất xã hội trong một chu kỳ hạch toán được sử dụng vào mục đích gì và giá trị gia tăng là bao nhiêu. Chương này cũng nêu rõ định nghĩa, phương pháp tính toán các điều khoản kinh tế trong thực tế.

2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Vị trí của tài khoản
2.1.2. Vai trò
2.1.3. Mục đích
2.1.4. Phạm vi
2.1.5. Yêu cầu về thông tin trong tài khoản
2.1.6. Sơ đồ nguyên lý của tài khoản
2.2. Cấu tạo của tài khoản
2.2.1. Nguồn
2.2.2. Sử dụng
2.2.3. Khoản mục cân đối
2.3. Nội dung kinh tế các điều khoản
2.3.1. Giá trị sản xuất (GO)
2.3.2. Chi phí trung gian
2.3.3. Chi phí vốn cố định
2.3.4. Giá trị gia tăng gộp và giá trị gia tăng thuần.
2.4.  Thí dụ minh hoạ

Tài liệu tham khảo của chương:
1- Ngô Văn Mỹ, 2009, Bài giảng SNA và I/O, Chương 2.
2 – Leontief W.W, 1966, Input-Output Economics, Oxford University Press.
3 – Pyatt, G., J.I. Round, eds, 1985, Social Accounting Matrices: A Basis for Planning, World Bank.

CHƯƠNG 3 – CÁC TÀI KHOẢN THU NHẬP VÀ SỬ DỤNG THU NHẬP

Chương này trình bày quá trình hình thành và sử dụng thu nhập thông qua một dãy tài khoản kế tiếp nhau: tài khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, tài khoản phân phối lại thu nhập và tài khoản sử dụng thu nhập. Nội dung kinh tế và mối liên hệ giữa các điều khoản cũng sẽ được trình bày chi tiết.

3.1. Tài khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu
3.1.1. Tài khoản hình thành thu nhập
3.1.2. Tài khoản phân phối thu nhập lần đầu
3.2. Tài khoản phân phối thu nhập lần hai
3.2.1. Thuế hiện hành đối với thu nhập, của cải…
3.2.2. Tài khoản phân phối thu nhập lần hai
3.2.3. Thu nhập quốc gia sử dụng GDI
3.2.4. Ví dụ.
3.3. Tài khoản phân phối lại thu nhập dạng hiện vật
3.4. Tài khoản sử dụng thu nhập
3.4.1. Mục đích
3.4.2. Tài khoản sử dụng thu nhập
3.4.3. Tài khoản sử dụng thu nhập được điều chỉnh

Tài liệu tham khảo của chương:
1- Ngô Văn Mỹ, 2009, Bài giảng SNA và I/O, Chương 3.
2 – Leontief W.W, 1966, Input-Output Economics, Oxford University Press.
3 – Pyatt, G., J.I. Round, eds, 1985, Social Accounting Matrices: A Basis for Planning, World Bank.

CHƯƠNG 4 – CÁC TÀI KHOẢN TÍCH LŨY VÀ BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN

Giá trị tài sản của các đơn vị và khu vực thể chế tại một thời điểm và sự thay đổi của các giá trị này theo thời gian được phản ánh qua dãy các tài khoản tích lũy và bảng cân đối. Chương này trình bày nội dung của các tài khoản tích lũy bao gồm: tài khoản vốn, tài khoản tài chính, tài khoản thay đổi về khối lượng tài sản và tài khoản đánh giá lại giá trị tài sản; và bảng cân đối tài sản đầu kỳ cuối kỳ. Đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa các tài khoản tích lũy với bảng cân đối tài sản.

4.1. Các tài khoản tích lũy và bảng cân đối tài sản
4.1.1. Quan hệ giữa các tài khoản tích lũy và bảng cân đối tài sản
4.1.2. Phân loại tài sản
4.2. Tài khoản vốn
4.2.1. Mục đích và vị trí của tài khoản vốn
4.2.2. Nội dung của tài khoản vốn
4.2.3. Khả năng cấp vốn và nhu cầu vay vốn
4.2.4. Tích lũy tài sản cố định
4.2.5. Tích lũy tài sản không do sản xuất
4.3. Tài khoản tài chính
4.3.1. Vài trò của tài khoản tài chính
4.3.2. Nội dung tài khoản tài chính
4.3.3. Về ghi chép các luồng tài chính
4.4. Tài khoản các thay đổi khác về tài sản
4.4.1. Tài khoản các thay đổi khác về khối lượng tài sản
4.4.2. Tài khoản đánh giá lại giá trị tài sản
4.5. Bảng cân đối tài sản
4.5.1. Mục đích và vị trí của bảng cân đối tài sản
4.5.2. Bảng cân đối tài sản

Tài liệu tham khảo của chương:
1- Ngô Văn Mỹ, 2009, Bài giảng SNA và I/O, Chương 4.
2 – Leontief W.W, 1966, Input-Output Economics, Oxford University Press.
3 – Pyatt, G., J.I. Round, eds, 1985, Social Accounting Matrices: A Basis for Planning, World Bank. 

CHƯƠNG 5 – BẢNG CUNG ỨNG, SỬ DỤNG SẢN PHẨM VÀ MÔ HÌNH BẢNG VÀO-RA (I-O)

Chương này giới thiệu bảng cung ứng, sử dụng sản phẩm, mô hình bảng vào-ra, ma trận hạch toá xã hội SAM và mô hình cân bằng tổng thể tính được CGE. Trong đó bảng cung ứng, sử dụng sản phẩm được giới thiệu qua nội dung và những ưu nhược điểm từ đó đặt vấn đề nghiên cứu bảng vào-ra, phương pháp chuyển từ bảng cung ứng, sử dụng sản phẩm sang bảng vào-ra. Bảng vào-ra dạng hiện vật và dạng giá trị đều được giới thiệu cả về cấu trúc cũng như ứng dụng trong thực tế.  Các ứng dụng của bảng vào- ra sẽ được trình bày chi tiết và cập nhật các phân tích trong thực tế nhằm giúp sinh viên chuyên ngành toán kinh tế có thể áp dụng cho các nghiên cứu trong tương lai.

5.1. Bảng cung ứng, sử dụng sản phẩm (SUT)
5.1.1. Bảng cung ứng sản phẩm (ST)
5.1.2. Bảng sử dụng sản phẩm (UT)
5.2. Đặt vấn đề nghiên cứu bảng I-O
5.3. Bảng I-O dạng hiện vật
5.3.1. Khái niệm
5.3.2. Các hệ số chi phí trực tiếp
5.3.3. Các ứng dụng cơ bản
5.4. Bảng I-O dạng giá trị (có đưa nhập khẩu vào)
5.4.1. Khái niệm
5.4.2. Các hệ số chi phí trực tiếp
5.4.3. Các ứng dụng cơ bản của bảng I-O
5.4.4. Bảng I-O cạnh tranh và phi cạnh tranh
5.4.5. Giới thiệu bảng I-O của Việt Nam một số năm gần đây
5.5. Lập bảng I-O từ SUT
5. 6. Ma trận hạch toán xã hội (SAM)
5.7. Mô hình cân bằng tổng thể tính được CGE (giới thiệu)

Tài liệu tham khảo của chương:
1- Ngô Văn Mỹ, 2009, Bài giảng SNA và I-O, Chương 5.
2 – Leontief W.W, 1966, Input-Output Economics, Oxford University Press.
3 – Pyatt, G., J.I. Round, eds, 1985, Social Accounting Matrices: A Basis for Planning, World Bank.

7. GIÁO TRÌNH:
Ngô Văn Mỹ, 2009, Bài giảng SNA và I-O.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 – Leontief W.W, 1966, Input-Output Economics, Oxford University Press.
2 – Pyatt, G., J.I. Round, eds, 1985, Social Accounting Matrices: A Basis for Planning, World Bank.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
– Thang điểm:             10
– Cơ cấu điểm:
+ Điểm thực hành:                 20%
+ Điểm bài kiểm tra:             20%
+ Điểm thi cuối kì:                60%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp
+ Phải có bài kiểm tra