Hướng dẫn giảng – học tập Kinh tế lượng 1 (Tháng 8.2024)

Sau cuộc họp 10h30 ngày Thứ Hai, 29/7/2024, Khoa Toán Kinh tế thống nhất Giảng dạy – học tập học phần Kinh tế lượng 1 với phương thức Lecture-  Seminar, với các nội dung sau.

Các bản hướng dẫn khác trước đây được thay thế bởi bản này.

 

1. Các tài liệu

1. CÁC TÀI LIỆU

LINK TẠI ĐÂY: [Lưu ý: Phải dùng tài khoản NEU, không dùng email khác gửi request].

Link ngắn: bit.ly/ktl1tkt,

  • Đề cương học phần
  • Slide Lecture – Seminar
  • Hướng dẫn thực hành Eviews 4.0
  • Phần mềm Eviews4.0
  • Dữ liệu cho thực hành
  • Một số câu hỏi thi tham khảo
  • Hướng dẫn cách viết bài tập lớn

2. Kế hoạch và nội dung Lecture - Seminar

2. LỊCH TRÌNH VÀ NỘI DUNG LECTURE – SEMINAR

Bảng 1. Lịch trình các buổi Lecture – Seminar

Tuần Lecture Giáo trình HD Eviews Seminar
1-2 L1. Mở đầu Mở đầu Bài 1, 2 S1. Nhắc lại về thống kê
3-4 L2. Mô hình hồi quy đơn Chương 1 Bài 3 S2. Thảo luận về mô hình hồi quy đơn
5-6 L3. Mô hình hồi quy bội Chương 2 Bài 4 S3. Thảo luận về mô hình hồi quy bội
7-8 L4. Suy diễn và dự báo Chương 3 Bài 3, 4 S4. Thảo luận về suy diễn và dự báo
9-10 L5. Hồi quy với biến định tính Chương 4 Bài 5 S5. Thảo luận về biến định tính
+ Kiểm tra
11-12 L6. Kiểm định lựa chọn (1) Chương 5 Bài 6, 8 S6. Thảo luận về kiểm định lựa chọn
13-14 L7. Kiểm định lựa chọn (2) Chương 5,7 Bài 7, 10 S7. Thảo luận về kiểm định lựa chọn 
15-16 L8. Hồi quy chuỗi thời gian Chương 6 Bài 9 S8. Tổng kết

Bảng 2. Nội dung giảng dạy – học tập

Tự đọc: Sinh viên tự đọc, có kiểm tra; Đọc thêm: không kiểm tra

Tuần L Nội dung [1] Giáo trình
[2] HD Eviews
Ghi chú
1 L1 Mở đầu [1] Mở đầu
1.1. Khái niệm [1] Mở đầu I
1.2. Phương pháp luận [1] Mở đầu II
1.3. Dữ liệu dùng trong Kinh tế lượng [1] Mở đầu III
       Thực hành Eviews     [2] Bài 1, 2 Tự đọc
3 L2. Mô hình hồi quy đơn [1] Chương 1
2.1. Mô hình hồi quy tđơn [1] mục 1.1
2.2. Phương pháp ước lượng OLS [1] mục 1.2
2.3. Tính không chệch và độ chính xác [1] mục 1.3
2.4. Đo độ phù hợp của hồi quy mẫu [1] mục 1.4
2.5. Một số vấn đề bổ sung [1] mục 1.5 Tự đọc
       Thực hành Eviews    [2] Bài 3 Tự đọc
5 L3. Mô hình hồi quy bội
3.1. Sự cần thiết [1] mục 2.1
3.2. Phương pháp OLS [1] mục 2.2
3.3. Một số dạng phương trình [1] mục 2.3
3.4. Tính vững của ước lượng OLS [1] mục 2.4 Tự đọc
3.5. Ngôn ngữ ma trận [1] mục 2.5 Đọc thêm
       Thực hành Eviews     [2] Bài 4 Tự đọc
7 L4. Suy diễn và dự báo
4.1. Phân phối xác suất của sai số [1] mục 3.1
4.2. Khoảng tin cậy của hệ số [1] mục 3.2
4.3. Kiểm định T về các hệ số [1] mục 3.3
4.4. Kiểm định F [1] mục 3.3
4.5. Dự báo và sai số dự báo [1] mục 3.5
      Thực hành Eviews     [2] Bài 3, 4 Tự đọc
9 L5. Hồi quy với biến định tính
5.1. Biến định tính – biến giả [1] mục 4.1
5.2. Biến độc lập chỉ là định lượng [1] mục 4.2, 4.4
5.3. Biến độc lập là định lượng và định tính [1] mục 4.3
       Thực hành Eviews     [2] Bài 5 Tự đọc
11 L6. Kiểm định lựa chọn (1)
6.1. Tiêu chí lựa chọn
6.2. Trung bình sai số khác 0 [1] mục 5.1
6.3. Phương sai sai sai số thay đổi [1] mục 5.2
6.4. Sai số không phân phối Chuẩn [1] mục 5.3
      Thực hành Eviews     [2] Bài 6, 8 Tự đọc
13 L7. Kiểm định lựa chọn (2)
6.5. Đa cộng tuyến [1] mục 5.4
6.6. Mô hình có biến không thích hợp [1] mục 5.5
6.7. Hiện tượng tự tương quan [1] chương 7
      Thực hành Eviews     [2] Bài 7, 10 Tự đọc
15 L8. Hồi quy chuỗi thời gian
7.1. Một số khái niệm [1] mục 6.1, 6.2
7.2. Giả thiết của phương pháp OLS [1] mục 6.4
7.2. Mô hình tĩnh và động [1] mục 6.3
7.3. Mô hình có xu thế và mùa vụ [1] mục 6.3
     Thực hành Eviews     [2] Bài 9 Tự đọc

3. Đánh giá kết quả học tập

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Bảng 3

TT Thành phần Phương thức đánh giá Trọng số
1 Chuyên cần – Tham gia lớp Seminar

– Tham gia thảo luận, trao đổi

– Trả lời câu hỏi

10%
2 2.1. Kiểm tra thực hành máy tính – Kiểm tra tại lớp Seminar

– Thực hành trên máy tính và điền kết quả trên giấy

40%
2.2. Bài tập lớn theo nhóm – Thực hiện theo quá trình trong bảng 4, thực hiện muộn sẽ trừ điểm

– Chấm bài cuối theo tiêu chí thống nhất

3 Thi hết học phần – Thi trắc nghiệm trên máy tính của Trường

– Thời gian: 60 phút, 40 câu

50%

3.1. Đánh giá chuyên cần

3.1. Đánh giá chuyên cần

  • Nghỉ quá 2 buổi seminar sẽ nhận điểm 0 chuyên cần và học lại
  • Vắng mặt seminar: buổi thứ nhất trừ 1 điểm, buổi thứ hai trừ thêm 2 điểm
  • Không tham gia thảo luận, trao đổi: tối đa 8 điểm
  • Tham gia thảo luận, trao đổi: cộng điểm, tùy mức độ: có tham gia, tích cực, rất tích cực.
  • Tham gia thảo luận có thể trên lớp lecture và lớp seminar

Bảng 4

Số buổi vắng
(điểm danh)
Tham gia thảo luận (GV Seminar đánh giá)
Rất tích cực Tích cực Có tham gia  Không tham gia
0 10, (10+) 9 8 7
1 9, (10) 8 7 6
2 8, (9) 7 6 5
Trên 2 0 điểm, học lại

Các trường hợp nghỉ có lý do chính đáng thì trình bày Phòng Quản lý Đào tạo để đăng ký học lại sang kì sau.

Giảng viên không giải quyết các giấy phép nghỉ.

Tiêu chí tham gia thảo luận

Rất tích cực Tích cực Có tham gia Không tham gia
– Xung phong trả lời, chữa bài tập từ hai lần trở lên;

– Chủ động trình bày vấn đề và ý kiến cá nhân, thảo luận;

– Đề xuất các vấn đề, chủ đề mới;

– Hoạt động nổi bật khác.

– Xung phong trả lời câu hỏi;

– Xung phong chữa bài tập;

– Đặt câu hỏi thảo luận với lớp;

– Trả lời đúng câu hỏi mà các sinh viên khác chưa trả lời được;

– Trả lời tốt về bài tập nhóm.

– Trả lời câu hỏi GV yêu cầu trả lời;

– Trình bày đáp án bài tập do GV yêu cầu làm ở nhà;

– Có phát biểu ý kiến;

– Có trả lời về bài tập nhóm.

– Không trả lời câu hỏi;

– Không trình bày đáp án bài tập;

– Không tham gia tương tác.

– Trả lời hoàn toàn không liên quan nội dung trong bài lecture

( ) Trường hợp đặc biệt, giảng viên Seminar quyết định về điểm và thông báo cho sinh viên.

Sinh viên rất tích cực tham gia và không nghỉ buổi nào, GV Seminar có thể xem xét cộng sang điểm bài tập lớn cho cá nhân.

3.2. Bài tập lớn

3.2. Bài tập lớn

Bảng 5. Thời gian biểu bài tập lớn

Mỗi mục nộp muộn 1 ngày so với yêu cầu trong Bảng 5 : trừ 0.5 điểm.

Tuần Lecture Sinh viên thực hiện sau lecture Seminar
1-2 L1. Mở đầu
  • Cài đặt phần mềm
  • Download các số liệu thực hành
S1. Phân nhóm làm bài tập lớn (4-5 sv)
3-4 L2. Nộp chủ đề dự kiến (có thể hơn 1 chủ đề): LINK

  • Thời hạn: 23h59 trước ngày S2
S2. Thảo luận về chủ đề dự kiến của các nhóm
5-6 L3. Nộp số liệu đã tập hợp (hoặc bảng hỏi nếu là số liệu tự khảo sát)

  • Thời hạn: 23h59 trước ngày S3

*Trường hợp số liệu tự khảo sát, ngày nộp số liệu theo yêu cầu của GV Seminar.

LINK : bit.ly/dataktl1 

* File số liệu có tên: L…S…G… – (tiêu đề ngắn)
Ví dụ: Lớp Lecture 2, seminar 3, nhóm 4, biến phụ thuộc GDP thì tên là:  L2S3G4 – tăng trưởng GDP
* File dạng Excel: có 2 sheet. 
– Sheet 1 tên là Variable: viết thông tin về các biến: Tên biến, đơn vị, chú thích, nguồn gốc
– Sheet 2 tên là Data: chứa dữ liệu.

S3. Thảo luận về số liệu của các nhóm
7-8 L4. S4.
9-10 L5. S5.
11-12 L6. Nộp kết quả lần 1

  • Qua LMS
  • Thời hạn: 23h59 trước ngày S6
S6. Thảo luận về kết quả  lần 1
13-14 L7. S7. Kiểm tra thực hành
15-16 L8. Nộp bài tập lớn bản in, không nộp đúng buổi nhận điểm 0 S8. Trả điểm kiểm tra

Trả điểm bài tập lớn

Bảng 6. Tiêu chí chấm điểm bài tập lớn

Tiêu chí Tỷ trọng % Mức điểm (thang điểm 10)
Giỏi (8,5 – 10) Khá (7,0 – 8,4) Trung bình (4,5 – 6,9) Yếu (0 – 4,4)
Chủ đề – mục tiêu 15% – Mục tiêu rõ ràng, logic, hợp lí, phù hợp với chủ đề

– Có câu hỏi nghiên cứu cụ thể.

– Mục tiêu rõ ràng

– Câu hỏi nghiên cứu không rõ.

– Mục tiêu không rõ

– Câu hỏi nghiên cứu chưa phù hợp.

– Mục tiêu không thực tế hoặc không có mục tiêu

– Không có câu hỏi đặt ra.

Tham khảo lý thuyết / Tổng quan 20% – Lý thuyết khoa học, chặt chẽ, phù hợp;

– Có các bài tham khảo phù hợp, chất lượng cao.

– Lý thuyết đầy đủ, phù hợp;

– Có bài tham khảo.

– Lý thuyết không đầy đủ;

– Không có bài tham khảo.

– Lý thuyết không phù hợp hoặc không có lý thuyết.
Dữ liệu sử dụng 15% – Từ nguồn chính thức có độ tin cậy cao; hoặc khảo sát có tính khoa học, kiểm chứng được;

– Phù hợp với chủ đề;

– Số quan sát đủ lớn.

– Từ nguồn chính thức; khảo sát kiểm chứng được;

– Số quan sát chấp nhận được.

– Từ nguồn không chính thức; khảo sát thiếu tính khoa học;

– Số quan sát ít.

– Từ nguồn không rõ ràng;
– Số quan sát rất ít.- Hoặc số liệu không được chấp nhận.
Kết quả ước lượng mô hình 20% – Mô hình sát với chủ đề, mục tiêu;

– Ước lượng có kiểm định đánh giá chính xác, trình bày đúng chuẩn;

– Có thể phân tích sâu.

– Mô hình phù hợp với chủ đề, mục tiêu;

– Ước lượng có kiểm định, đánh giá.

– Mô hình ít phù hợp với chủ đề, mục tiêu;

– Chưa kiểm định đánh giá đầy đủ.

 

– Mô hình không phù hợp chủ đề, mục tiêu; không có giá trị sử dụng

– Không có kết quả, hoặc không có kiểm định đánh giá.

Phân tích kết quả mô hình 20% – Phân tích khoa học, chính xác, sát với mô hình, kết quả ước lượng;

– Trả lời tốt cho mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu;

– Có thể phát triển, phân tích sâu tiếp theo.

– Phân tích phù hợp với mô hình, kết quả ước lượng;

– Trả lời một phần cho mục tiêu, câu hỏi.

 

– Phân tích chưa thực sự phù hợp với mô hình, kết quả;

– Chưa trả lời được cho mục tiêu, câu hỏi.

 

– Phân tích không liên quan với kết quả hoặc không có phân tích
Trình bày 10% – Đúng định dạng yêu cầu;

– Ngôn ngữ khoa học, logic, chặt chẽ, không lỗi chính tả;

– Biểu đồ, bảng biểu đẹp, danh mục tham khảo theo chuẩn quốc tế.

– Đúng định dạng yêu cầu;

– Ngôn ngữ phù hợp, có ít lỗi chính tả, ngữ pháp;

– Biểu đồ, bảng biểu phù hợp, danh mục tham khảo đầy đủ.

– Chưa đúng định dạng yêu cầu;

– Ngôn ngữ chưa phù hợp, nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp;

– Biểu đồ bảng biểu không phù hợp hoặc không có.

– Không có định dạng văn bản;

– Ngôn ngữ không phù hợp.

 

Định dạng bài tập lớn

Trang bìa 1: Có các thông tin:

  • Bài tập lớn học phần Kinh tế lượng 1
  • Đề tài
  • Lớp Lecture, lớp Seminar, số thứ tự của nhóm

Trang bìa 2: gồm bảng tự đánh giá và bảng chấm điểm

Bảng tự đánh giá trong nhóm (do sinh viên ghi)

STT Mã SV Họ tên Đóng góp Tỷ lệ % đóng góp
1
2
3
4
5
Tổng 100%

Bảng chấm điểm (do Giảng viên ghi)

Điểm 8,5 – 10 7,0 – 8,4  4,5 – 6,9 0 – 4,4 
Chủ đề – mục tiêu
Lý thuyết / Tổng quan
Dữ liệu
Kết quả ước lượng
Phân tích kết quả
Trình bày

Số trang: 10 đến 15; không kể các trang bìa, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục.

  • Các hướng dẫn chi tiết: trong phần 1. Các tài liệu

3.3. Kiểm tra thực hành

3.3. Kiểm tra có nội dung thực hành

Thời gian:  45 phút

– Dữ liệu do giảng viên seminar cung cấp
– Sinh viên sử dụng phần mềm thực hiện các yêu cầu tính toán
– Sinh viên viết một số phân tích, nhận xét trên cơ sở kết quả tính toán từ phần mềm

Bảng 7. Ví dụ tham khảo câu hỏi kiểm tra

*Đây chỉ là một số câu hỏi tham khảo, Giảng viên chủ động đặt câu hỏi để kiểm tra được toàn bộ kiến thức và kĩ năng trong

 

3.4. Thi hết học phần

3.4. Thi hết học phần

Thi trên máy, trắc nghiệm, 40 câu hỏi, 60 phút, theo lịch Nhà trường

Bảng 8. Ma trận đề thi trắc nghiệm

Nhớ Hiểu Vận dụng Tổng
Lec 1 3 3
Lec 2 + 3 2 4 1 7
Lec 4 2 7 2 11
Lec 5 2 1 3
Lec 6 + 7 3 3 2 8
Lec 8 2 2 4
Tổng hợp 2 2 6
Tổng 12 20 8 40
Tỷ lệ 30% 50% 20% 100%

Câu hỏi thi tham khảo: trong phần 1. Các tài liệu