Vào 17h30 ngày 14 tháng 12 năm 2020, có buổi Bảo vệ Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Toán kinh tế.
Nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Toàn
Đề tài: Tác động của thương mại quốc tế đến vấn đề việc làm tại Việt Nam
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thế Anh
Hội đồng bảo vệ:
- Chủ tịch: GS.TS. Trần Thọ Đạt
- Thư ký: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
- Phản biện 1: TS. Bạch Ngọc Thắng
- Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Khắc Minh
- Phản biện 3: PGS.TS. Từ Thúy Anh
- Ủy viên: TS. Đặng Đức Anh
- Ủy viên: TS. Trần Quang Tuyến
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận, kết quả:
- Luận án sử dụng các phương pháp ước lượng số liệu mảng nhưng đo lường thương mại quốc tế thông qua giá trị và sử dụng biến trễ để khắc phục vấn đề nội sinh của mô hình với phương pháp GMM, các mô hình được kiểm soát yếu tố vĩ mô thông qua biến giả về thời gian.
- Các nghiên cứu về tác động của thương mại quốc tế đến việc làm ở Việt Nam chủ yếu sử dụng biến giả về tình trạng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tuy nhiên cách thức này không xác định được tác động khi quy mô của xuất nhập khẩu thay đổi. Luận án sử dụng giá trị về xuất khẩu, nhập khẩu để khắc phục vấn đề này.
- Hội nhập quốc tế mang lại cơ hội về thương mại của các doanh nghiệp trong nước và mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động.
- Tác động của thương mại quốc tế đến cầu lao động có độ trễ hay nói cách khác sự điều chỉnh về lao động hiện tại chịu sự ảnh hưởng của giá trị xuất nhập khẩu trong quá khứ.
- Tác động của thương mại quốc tế đến cầu lao động không có kỹ năng phù hợp với lý thuyết thương mại của HOS trong bối cảnh Việt Nam là nước có lợi thế về nguồn cung dồi dào, tuy nhiên trình độ lao động còn thấp: i) Tăng giá trị xuất khẩu có tác động tích cực đến cầu về số lao động chưa qua đào tạo; ii) tăng giá trị nhập khẩu có tác động làm giảm cầu lao động chưa qua đào tạo do nhập khẩu máy móc thiết bị cũng như nhập khẩu hàng hoá cạnh tranh với hàng hoá trong nước.
- Định hướng xuất khẩu hay thâm nhập nhập khẩu đều tạo ra cơ hội việc làm bền vững cho lao động nữ và lao động trình độ thấp.
Một số hình ảnh