TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 1 tháng 9 năm 2020
QUY ĐỊNH
VỀ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
NGÀNH TOÁN KINH TẾ
Căn cứ theo
- Quyết định số 2247 / QĐ-ĐHKTQD ban hành ngày 27/11/2018 (xem chi tiết TẠI ĐÂY)
Nhằm thống nhất và chuẩn hóa Chuyên đề thực tập của sinh viên ngành Toán Kinh tế, với sự thống nhất trong cuộc họp Lãnh đạo khoa và Bộ môn Toán kinh tế, Toán tài chính ngày …, bên cạnh những quy định chung trong Quy định đào tạo của Trường, Trưởng khoa Toán kinh tế công bố bản Quy định về Chuyên đề thực tập ngành Toán ứng dụng trong kinh tế.
Các sinh viên đủ điều kiện theo quy định của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã đăng ký làm Chuyên đề thực tập, các Giảng viên hướng dẫn sẽ thực hiện theo Quy định này.
1. MỤC ĐÍCH
Chuyên đề tốt nghiệp là thành phần bắt buộc của Chương trình đào tạo Ngành Toán ứng dụng trong kinh tế. Mục đích của học phần này bao gồm:
- Gắn học tập trên giảng đường với thực hành ngoài thực tế;
- Hệ thống hóa, củng cố, nâng cao kiến thức kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên môn về chuyên ngành;
- Rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn
- Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo, phân tích theo chuẩn
2. ĐỊA ĐIỂM – THỜI GIAN – KẾT QUẢ
2.1. Địa điểm thực tập
Sinh viên phải thực tập tại một cơ sở thực tập cụ thể phù hợp với ngành và chương trình đào tạo
2.2. Thời gian thực tập (theo Quy định của Trường)
Theo Quy định ban hành kèm Quyết định 2247/QĐ-ĐHKTQD
Thời gian thực tập 16 tuần, gồm 1 tuần chuẩn bị (đăng ký thực tập, phân công hướng dẫn, báo cáo chuyên đề mới…) và 15 tuần thực tập chính
Tuần thứ | Số tuần | Nội dung | Nhiệm vụ / kết quả của sinh viên | Nhiệm vụ GVHD |
1 | 1 | Chuẩn bị | – Nhận GVHD, đăng nhập Turnitin bằng Email trường cấp – Xác định cơ sở thực tập |
– Đăng ký Turnitin nhóm, dùng Email trường cấp cho sinh viên – Nắm thông tin về cơ sở thực tập |
2-6 | 5 | Thực tập tổng hợp | – Viết Báo cáo thực tập tổng hợp – Dự kiến tên đề tài Chuyên đề – Nộp Nhận xét của cơ sở thực tập có xác nhận, đóng dấu (Mẫu 3) |
– Chấm điểm Báo cáo thực tập tổng hợp (30% điểm), thang điểm 10 lấy lẻ 0,5. Điểm từ 5 trở lên mới được viết Chuyên đề – Duyệt tên đề tài Chuyên đề |
7-16 | 10 | Thực tập chuyên đề | – Viết Đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của đề tài – Hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, có kiểm tra Turnitin. Tối thiểu 30 trang không kể phụ lục – Nộp Nhật ký thực tập cho cả 15 tuần (Mẫu 4) |
– Duyệt đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết – Hướng dẫn viết chuyên đề, sửa bản thảo – Kiểm tra Nhật ký thực tập – Kiểm tra Turnitin |
Tổng | 16 | Bộ môn Tổng hợp theo Mẫu 6 |
2.3. Báo cáo chuyên đề và Kết quả thực tập
Sau quá trình thực tập, sinh viên chuẩn bị báo cáo Chuyên đề trước hội đồng
- Mỗi hội đồng có 3 Giảng viên chấm Chuyên đề
- Mỗi sinh viên trình bày trong thời gian 10 – 15 phút
- Slide và Bản mềm Chuyên đề lần 1 được gửi về Khoa trước ngày Báo cáo
- Slide được in và gửi từng thành viên Hội đồng trong buổi báo cáo
Kết quả chấm Chuyên đề thực tập
Trọng số | Nội dung | Người chấm |
30% | Báo cáo thực tập tổng hợp | GV hướng dẫn |
35% | Chuyên đề hoàn thành lần 1 | GV hướng dẫn |
35% | Báo cáo chuyên đề | – Hội đồng 3 thành viên – Điểm là trung bình cộng ba điểm thành phần |
- Sau báo cáo Chuyên đề, sinh viên tiếp nhận các ý kiến của Hội đồng và chỉnh sửa, nộp lại bản cuối cùng.
- Thời gian: Trong vòng 1 tuần từ sau ngày Báo cáo Chuyên đề trước hội đồng
Các kết quả nộp lại của sinh viên
- 02 Bản in cuối cùng chuyên đề (1 bản chuyển thư viện, 1 bản lưu tại khoa), Các bản cuối cùng đều phải có đính kèm trang xác nhận đã kiểm tra Turnitin.
- 01 bản mềm toàn văn Bản cuối cùng chuyên đề, dạng Word đuôi .doc, tên file theo quy định: Mã SV – Họ và tên – Tên chuyên đề. Tất cả bằng tiếng Việt có dấu. Có thể tập hợp nhiều file trong một thư mục chung để gửi Thư viện và lưu khoa.
Trường hợp nhận điểm 0:
- Không đến cơ sở thực tập, không gặp giảng viên hướng dẫn
- Không có Nhật ký thực tập
- Không viết đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản thảo theo hướng dẫn của GVHD
- Chuyên đề thực tập có tỷ lệ sao chép vượt quá quy định
- Nộp Báo cáo thực tập và Chuyên đề thực tập muộn
- Không báo cáo chuyên đề trước Hội đồng
Các mẫu kết quả cần nộp
Mẫu số | Tên mẫu | Người thực hiện | Số lượng |
Mẫu 1 | Đăng ký thực tập | Sinh viên thực tập | Mỗi sinh viên 1 bản |
Mẫu 2 | Danh sách SV thực tập và GVHD | Bộ môn | Cả bộ môn 1 bản |
Mẫu 3 | Nhận xét sinh viên thực tập | Sinh viên + Cơ sở thực tập | Mỗi sinh viên 1 bản |
Mẫu 4 | Kế hoạch và Nhật ký thực tập | Sinh viên + GVHD | Mỗi sinh viên 1 bản |
Mẫu 5 | Chấm chuyên đề thực tập | GVHD | GVHD một bản |
Chấm Báo cáo chuyên đề | Hội đồng | Mỗi Hội đồng 1 bản | |
Mẫu 6 | Bảng tổng hợp điểm chuyên đề thực tập | Bộ môn | Cả bộ môn 1 bản |
3. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN CỦA
3. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG
(Phần này là từ bản cũ 2017, sẽ được cập nhật sau)
Chuyên đề thực tập ngành Toán ứng dụng trong kinh tế cần đạt được một số yêu cầu sau đây:
Yêu cầu chung: Biết cách thực hiện đầy đủ các bước cơ bản trong việc phân tích, giải quyết một vấn đề kinh tế – xã hội trong bối cảnh Việt Nam hoặc thế giới, vấn đề trong thời gian gần (có tính cập nhật), có đề xuất, sử dụng các mô hình định lượng.
Yêu cầu cụ thể bao gồm:
(1) Lựa chọn vấn đề nghiên cứu: lựa chọn được vấn đề cụ thể, có ý nghĩa ứng dụng trong kinh tế – xã hội;
(2) Nắm được một cách sơ bộ về tình hình các nghiên cứu khác về vấn đề mà đề tài thực tập đang thực hiện;
(3) Biết mô hình hóa vấn đề nghiên cứu một cách hợp lý. Chẳng hạn biết xác định biến phụ thuộc, các biến độc lập là gì, tại sao; các giả thiết, điều kiện là gì, mối quan hệ theo dự đoán, kì vọng như thế nào;
(4) Biết phân tích thực trạng của các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu;
(5) Biết thu thập xử lý số liệu và vận dụng quy trình thích hợp để thu được kết quả ước lượng đáng tin cậy và biết diễn giải kết quả;
(6) Biết sử dụng kết quả phân tích để đưa ra các đánh giá tổng quát hoặc khuyến nghị cho vấn đề được đặt ra ở bước đầu.
Trường hợp đặc biệt, sinh viên có thể chọn cách tiếp cận khác và phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.
4. QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH DẠNG
Theo quy định chung của nhà trường và đặc thù ngành Toán ứng dụng trong kinh tế, các nội dung chi tiết cần đạt được như trong các phần sau.
4.1. Quy định về định dạng văn bản
- Tối thiểu 30 trang không kể phụ lục;
- Phiên bản Microsoft Word đuôi .docx.
- Cỡ giấy A4; Font chữ Time New Roman kích thước 13; cách dòng 1,3; Lề trái 35mm, phải 25mm, trên 25mm, dưới 25mm;
- Đỉnh và chân của trang: Header: Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính; Footer: Mã sinh viên – Họ tên sinh viên;
- Số trang tại góc phải phía dưới;
- Phần nội dung căn lề hai bên, tiêu đề chương và các công thức toán căn lề vào giữa;
- Mẫu bìa: theo chuẩn của Trường, Xem ở phụ lục 2.
4.2. Thứ tự nội dung chuyên đề
- Trang bìa – trang bìa phụ
- Lời nói đầu (nếu có)
- Mục lục
- Danh mục các bảng biểu, Danh mục các hình vẽ (nếu có)
- Danh mục các từ viết tắt (nếu có từ 10 từ viết tắt trở lên)
- Mở đầu (nếu không viết thành một chương)
- Chương 1, Chương 2, …
- Kết luận (nếu không viết thành một chương)
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
4.3. Phương thức đánh mục
- Đánh số chương và số mục bằng số 1, 2, 3, không dùng số La Mã I, II, III, không dùng a, b, c;
- Số đầu tiên là số của chương. Tối đa đánh 4 cấp;
- Tiêu đề chương: in hoa chữ đậm, cỡ 15; tiêu đề mục lớn trong chương: in hoa chữ đậm cỡ 13; tiêu đề mục nhỏ: chữ đậm cỡ 13. Sau tiêu đề các mục tuyệt đối không có các dấu chấm, hai chấm;
- Ví dụ về cách đánh mục
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1. CÁC LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.1.1. Tài chính Tài chính theo nghĩa rộng là… |
4.4. Tài liệu tham khảo
- Có ít nhất 2 tài liệu tham khảo;
- Các trích dẫn, lý thuyết cơ sở đều phải có tài liệu tham khảo;
- Có đánh số thứ tự 1, 2, 3 kế tiếp nhau;
- Tách riêng phần tài liệu tiếng Việt, tài liệu tiếng Anh, tài liệu internet;
- Trong mỗi phần, liệt kê theo ABC;
- Nếu là tên sách thì theo trình tự: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách (chữ nghiêng), tập (nếu có), nhà xuất bản (có thể viết tắt);
- Nếu là bài báo thì theo trình tự: Tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo” (trong cặp ngoặc kép), Tên tạp chí (chữ nghiêng), tập, số, trang;
- Nếu là tài liệu internet: Tên tác giả (năm công bố). Tên tài liệu (chữ nghiêng), tên trang mạng, địa chỉ trang mạng (đường dẫn, xuống dòng nếu quá dài, đặt thành liên kết trong bản word), ngày truy cập.
Ví dụ về tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
Tài liệu tiếng Anh
Tài liệu internet
|
4.5. Quy định về viết công thức toán
Theo chuẩn của Mathtype, type = Math
- Các biến, tham số, hệ số: chữ nghiêng. Ví dụ: X, Y, x, z, a, b, α, β
- Con số, dấu ngoặc, dấu phảy, dấu chấm phảy: chữ đứng. Ví dụ: ( , ), [ ; ]
- Các hàm thông thường: viết nghiêng. Ví dụ: f(x), φ(u);
- Các hàm đặc biệt: viết đứng. Ví dụ: min, max, inf, sup, ln, exp
- Ký tự Hy Lạp tổng, tích: viết đứng. Ví dụ:
- Ký hiệu phép toán : viết đứng. Ví dụ: + , – ,
- Ký hiệu ma trận: viết đứng và in đậm. Ví dụ: Xβ, (X’X)-1X’Y
Ví dụ về viết công thức toán trong văn bản (xem trong văn bản Word)
______________________________________________________
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1 :
MỘT GỢI Ý VỀ CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Phần mở đầu (khoảng 1- 3 trang)
- Trình bày lý do chọn lĩnh vực và chủ đề nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
- Phương pháp nghiên cứu (giới thiệu sơ bộ, 2 – 3 dòng)
- Kết cấu của chuyên đề
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương này có thể trình bày những vấn đề sau:
- Các khái niệm cơ bản
- Lý luận về mối liên hệ giữa các yếu tố đang được quan tâm
- Tổng quan sơ bộ về các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan
- Từ đó cho thấy những đóng góp của chuyên đề
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Chương này có thể trình bày những vấn đề sau:
- Các chính sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Mô tả thống kê các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Tóm tắt chương
Chương 3. Mô hình và kết quả ước lượng
- Chương này có thể trình bày những vấn đề sau:
- Phương pháp nghiên cứu
- Số liệu và các biến số (nguồn số liệu, đơn vị đo lường, thống kê cơ bản)
- Mô hình, kỳ vọng về dấu các hệ số
- Kết quả ước lượng: đọc và diễn giải ý nghĩa kết quả
- Tóm tắt chương
Kết luận – khuyến nghị
Đưa ra các kết luận tổng quan của chuyên đề, khuyến nghị liên quan đến vấn đề nghiên cứu được đặt ra ở phần giới thiệu.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục: Gồm các kết quả chi tiết, kiểm định mô hình, các thống kê cơ bản.
_______________________________________
PHỤ LỤC 2: Mẫu trình bày Đề cương chi tiết
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Sinh viên thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
Tên đề tài: (Chữ nghiêng)
MỞ ĐẦU
Chương 1. (tiêu đề viết IN HOA ĐẬM)
1.1. Mục lớn thứ 1 của chương 1 (chữ đậm)
1.1.1. Mục nhỏ 1
– Ý thứ nhất
– Ý thứ hai
1.1.2. Mục nhỏ 2
– Ý thứ nhất
– Ý thứ hai
1.1.3. Mục nhỏ 3
1.2. Mục lớn thứ 2 của chương 1
1.2.1. Mục nhỏ 1
– Ý thứ nhất
– Ý thứ hai
1.2.2. Mục nhỏ 2
1.3.
Chương 2.
_______________________________________
PHỤ LỤC 3
Các nội dung trên trang bìa 1
(Font chữ và kích thước có thể thay đổi nhưng đảm bảo đủ các nội dung)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA TOÁN KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Chuyên ngành
Sinh viên thực hiện: (Họ và tên)
Hà Nội, Tháng / Năm |
Trưởng khoa Toán kinh tế TS. Nguyễn Mạnh Thế |