Tin Khoa học: NCS K35 trình bày trước Bộ môn (26.12.2018)

BUỔI TRÌNH BÀY TRƯỚC BỘ MÔN CỦA NGHIÊN CỨU SINH KHOA 35

Thời gian: 14h00 Thứ Tư, ngày 26/12/2018.

Địa điểm: Phòng họp 1109 – Khoa Toán kinh tế

Thành phần:

GS.TS. Nguyễn Quang Dong, PTS.TS. Nguyễn Thị Minh, PGS.TS. Ngô Văn Thứ, TS. Nguyễn Mạnh Thế, TS. Hoàng Đức Mạnh, PGS.TS. Giang Thanh Long, PGS.TS. Hồ Đình Bảo, TS. Nguyễn Quang Huy, Ths. Bùi Dương Hải, Ths. Nguyễn Thị Liên, ThS. Nguyễn Thị Thu Trang.

1. NCS. Phạm Thị Hồng Thắm

Chủ trì: TS. Hoàng Đức Mạnh

Đề tài: Các mô hình Toán kinh tế trong ước lượng chi phí khám chữa bệnh do Bảo hiểm Y tế chi trả ở Việt Nam.

NCS trình bày nội dung chính của Luận án.

– GS Dong: sau những kết quả đã làm được, NCS có dự định làm gì tiếp theo không?

NCS: xin ý kiến của các thầy cô

– TS. Bảo: nếu làm dự báo dân số thì dự định lấy dữ liệu bao nhiêu năm? Số người trong từng nhóm có phụ thuộc tham số nào không? Nên đặt ra một tham số

– GS. Dong: Giữa tên của luận án và mục tiêu luận án là chưa được chuẩn, cần sửa lại một chút. Phần mô hình cần đưa vào hàm lượng cho phù hợp

+ Thêm mục tiêu nghiên cứu, cô đọng quá.

+ Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:  cần xem lại cho chính xác, nếu chỉ dừng ở người cao tuổi

+ Câu hỏi nghiên cứu: còn cần xem kết quả sử dụng các mô hình, có rút ra gì về chính sách không?

+ Khung nghiên cứu: liên quan ma trận chuyển tuổi, liên quan số lượng người tham gia ở các nhóm tuổi kế tiếp

+ Đóng góp mới: Nghiên cứu mang lại điều gì? phân biệt điểm mạnh và đóng góp mới

+ Cách trình bày: không nên liệt kê các mô hình. Nên xuất phát từ vấn đề kinh tế, thực trạng

+ Kết luận kết quả: cần rõ hơn về các nhóm, hiện vắn tắt quá khó theo dõi, có thể lấy một số nhóm ra để mô tả

+ Chương 3 và 4: tên chương chưa phù hợp với nội dung. Nên làm thêm một nhóm tuổi nữa

+ Đề xuất: bên cạnh kiểm định Khi-bình phương, có thể sử dụng tiêu chuẩn sai số nhỏ nhất. Và việc sử dụng P-value.

– TS. Huy:

+ Có cách bóc tách các thành phần xác định trước khi sử dụng mô hình ngẫu nhiên để xác định

+ Dữ liệu trong thời gian ngắn và rộng: tiếp cận theo chiều cross, dựa vào đặc tính của nhóm để tính

+ Phương pháp chia nhóm: nên đưa bức tranh tổng thể, nhóm không có quan sát do định tính và định lượng

+ Mô phỏng ngược lại: dựa trên giả thiết các nhóm độc lập: cần xem lại vì một người có thể thuộc nhiều nhóm. Như vậy có thể theo hướng phụ thuộc nhau.

 

– PGS. Long:

+ Người già có thể nhiều nhóm (nhiều bệnh): theo bệnh chính (đầu tiên), sau đó là phụ.

+ Có thể bỏ các nhóm chi phí nhỏ (tổng dưới 10%), chỉ có 5 nhóm chính chiếm đến 90% chi tiêu.

– PGS. Minh

+ Mục tiêu nghiên cứu: phải cụ thể mới trả lời: dự báo / chính sách / vỡ quỹ /

 

– PGS. Thứ

+ Tên luận án >< Nội dung và mục tiêu

+ Phân tích cho BHYT hay dân cư?

+ Trước khi phân nhóm cần làm phân tích phương sai:

+ Biến proxy: đề xuất lấy Thu nhập

+ Biến ko có: kiểm định Cauchy

 

 

2. NCS. Nguyễn Văn

Chủ trì: TS. Nguyễn Mạnh Thế

Đề tài: Các mô hình tham số trong ước lượng hiệu quả và năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam

 

NCS trình bày nội dung.

 

– PGS. Minh:

+ Nhìn chung về kỹ thuật là đạt, chuẩn,

+ Kết cấu: Có cả mô hình kết hợp tham số và phi tham số, quy hoạch

+ Phần tổng quan: Chủ yếu ứng dụng mô hình, không nên dùng Tổng quan nghiên cứu về các Mô hình.

+ Mục tiêu: Khác với bài đo lường là gì. Đánh giá các yếu tố, phân tích so sánh các mô hình không phải mục tiêu. Phải đưa ra mô hình tốt nhất.

+ Câu hỏi nghiên cứu: chưa có. Cần phải có

+ Ước lượng hiệu quả kỹ thuật: phương pháp mới Meta Frontier. Tuy nhiên gộp quá nhiều nhóm thì việc so sánh là không phù hợp => ghi nhận còn chưa phân tích đủ.

+ Phần về thực trạng: còn đang chưa có. Nếu muốn đưa ra khuyến nghị thì cần phải có thực trạng.

+ Giải thích việc đưa các biến vào: còn thiếu sót.

+ Vấn đề: Khuyến nghị chưa gắn kết với các mô hình và phân tích. Lưu ý hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế chung.

 

– GS.Dong

+ Nội dung: lặp lại về phương pháp nhiều.

+ Nhấn mạnh điểm mới, khác biệt: phương pháp chưa dùng nhiều ở VN: Meta, Technology Gap Ratio

+ Lưu ý giả thiết của mô hình

 

– PGS. Bảo:

+ Đóng góp chính: (1) Meta, (2) Stochastic, viết được đoạn code thực nghiệm đầu tiên

+ Khắc phục nhược điểm trong ước lượng, để hiệu quả.

 

 

 

 

3. NCS. Lê Thái Sơn

Chủ trì: TS. Nguyễn Mạnh Thế

Đề tài: Các mô hình toán kinh tế đánh giá suất sinh lời của Giáo dục và vai trò tín hiệu của giáo dục sau phổ thông Việt Nam

GS.Dong

– Nói rõ khái niệm “Phát tín hiệu”.

– Xem lại đối tượng của mỗi nhóm nc vấn đề phát tín hiệu!

– Chính sách chỉ liên quan đến kết quả mình làm ra.

TS.Thế

– Xem lại cụm từ “Giáo dục sau phổ thông”?

– Các kết quả tốt

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh

– Trình bày rõ ràng hơn.