Học phần Mô hình toán kinh tế

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC
LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN

Tiếng Việt: MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ 
Tiếng Anh: Mathematical Economic Models
Mã học phần:  TOKT1131
Số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Toán Kinh tế.

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Toán cao cấp 2; Kinh tế vi mô 1, Kinh tế vĩ mô 1, Lý thuyết xác suất và thống kê toán 1.

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Môn học có nội dung chính đề cập tới việc ứng dụng một số phương pháp toán học nhằm mô hình hóa và phân tích định lượng quá trình ra quyết định trong lĩnh vực quản lý kinh tế và điều hành kinh doanh.. Nội dung học phần gồm 4 chương học đề cập đến các mô hình phân tích định lượng như mô hình tối ưu đối với người sản xuất và tiêu dùng, bài toán quy hoạch tuyến tính, mô hình quản lý dự trữ đầu vào trong sản xuất, mô hình Input/Output giữa các ngành trong nền kinh tế. Thông qua việc thiết lập, phân tích các mô hình toán tương ứng với một số lĩnh vực hoạt động kinh tế người học có thể trực tiếp áp dụng đối với các tình huống tương tự trong thực tiễn, từ đó có thể đưa ra được những quyết định cụ thể trong kinh tế và quản trị kinh doanh. Việc giải các bài toán có thể được hỗ trợ bởi các phần mềm tính toán như Excel, phần mềm TKT.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Thông qua việc tiếp cận môn học, người học có thể định dạng được một số mô hình toán kinh tế và phương pháp phân tích tương ứng với mô hình về các vấn đề trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Qua đó, người học có thể lượng hóa các vấn đề tối ưu đối với các đối tượng kinh tế khác nhau, tìm được lời giải cho các bài toán này trong điều kiện có nhiều tác động ngoại lai, từ đó ra quyết định trong kinh tế và quản trị kinh doanh. Ngoài ra người học còn biết ứng dụng phần mềm TKT để giải các bài toán quy hoạch tuyến tính, bài toán quản lý dự trữ.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN 

STT

Nội dung

Tổng số tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Bài tập,
thảo luận,
kiểm tra

1
2
3
4

Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4

12
9
15
9

8
6
10
6

4
3
5
3

 
  Cộng

45

30

15

 

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ

Nội dung của chương đề cập đến phương pháp phân tích so sánh tĩnh các mô hình toán kinh tế bao gồm các công cụ như đo lường sự thay đổi tuyệt đối và tương đối của biến nội sinh theo biến ngoại sinh, hệ sô tăng trưởng, hệ số thay thế của các biến kinh tế vi mô và vĩ mô. Từ đó người học được ứng dụng các công cụ nói trên trong phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể như mô tả hành vi và mô hình tối ưu của người sản xuất, người tiêu dùng, mô hình cân bằng thị trường hàng hóa và mô hình cân bằng tổng quát nền kinh tế

1.1. Ý nghĩa và khái niệm của mô hình toán kinh tế trong nghiên cứu phân tích kinh tế
1.2. Cấu trúc, phân loại và nội dung của phương pháp mô hình
1.3. Phương pháp phân tích mô hình – phân tích so sánh tĩnh
1.4. Áp dụng phân tích mô hình đối với một số mô hình kinh tế phổ biến

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn, 2006, Mô hình toán kinh tế, NXB Thống kê, chương 1
2 – Alpha.C.Chiang, 2006, Fundamental methods of mathematical economics, 4th edtion, Mcgraw-hill, Part 1

CHƯƠNG 2. BẢNG VÀO RA (INPUT/OUTPUT TABLE) 

Nội dung của chương nhằm cung cấp cho người học nắm được quá trình hình thành, cấu trúc và các khái niệm liên quan đến mô hình I/O. Đây là một hệ thống bảng thống kê phân tích đồng thời quan hệ kinh tế giữa các ngành sản xuất trên phương diện phân phối và hình thành sản phẩm, phân tích được các quan hệ cân đối hiện vật cũng như giá trị, phân tích các tác động lan truyền trong nền kinh tế.

2.1. Sơ lược lịch sử phát triển
2.2. Phương pháp luận xây dựng bảng vào – ra
2.3. Bảng vào – ra dạng hiện vật
2.4. bảng vào – ra dạng giá trị
2.5. Ứng dụng bảng vào – ra trong phân tích và dự báo kinh tế 

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn, 2006, Mô hình toán kinh tế, NXB Thống kê, chương 2
2 –  Lê Đình Thúy, 2004, Toán cao cấp cho các nhà kinh tế, phần 1: Đại số tuyến tính, NXB Thống kê, chương 2 

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH TỐI ƯU TUYẾN TÍNH           

Trong thực tế, hoạt động sản xuất và kinh doanh hết sức đa dạng, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt do đó các nhà quản lý thường xuyên phải có sự lựa chọn tối ưu theo mục tiêu định trước. Nếu tất cả các yếu tố đều có mối quan hệ tuyến tính thì ta có thể sử dụng mô hình quy hoạch tuyến tính để mô tả, phân tích và tìm lời giải cho vấn đề lựa chọn tối ưu đó. Đây chính là nội dung của chương 3, giới thiệu mô hình và phương pháp để tìm ra câu trả lời cho bài toán tối ưu tuyến tính

3.1. Một số tình huống kinh tế và bài toán quy hoạch tuyến tính tương ứng
3.2. Mô hình bài toán qui hoạch tuyến tính
3.3. Các tính chất chung
3.4.  Phương pháp đơn hình
3.5. Bài toán đối ngẫu và phân tích quan hệ trong cặp bài toán đối ngẫu 

Tài liệu tham khảo của chương:
          1 – Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn, 2006, Mô hình toán kinh tế, NXB Thống kê, chương 3
          2 – Trần Túc, 2000, Bài tập Quy hoạch tuyến tính, NXB Khoa học kỹ thuật. 

CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH QUẢN LÝ DỰ TRỮ 

Trong hầu hết các hoạt động kinh tế – xã hội, người ta phải giải quyết bài toán dự trữ sao cho chi phí ít tốn kém nhất. Trong chương này, ta xét một lớp bài toán cụ thể giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong quá trình dự trữ. Việc thể hiện bài toán dưới dạng mô hình cho phép mở rộng khả năng ứng dụng trong những tình huống tương tự.

4.1. Bài toán dự trữ và các khái niệm
4.2. Một số mô hình dự trữ tất định
            4.2.1. Mô hình dự trữ với việc tiêu thụ đều, bổ sung tức thời
            4.2.2. Mô hình dự trữ với việc tiêu thụ đều, bổ sung dần dần
            4.2.3. Mô hình dự trữ với nhiều mức giá
4.3. Các mô hình dự trữ ngẫu nhiên 

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn, 2006, Giáo trình Mô hìnhtoán kinh tế, NXB Thống kê, chương 5.

7. GIÁO TRÌNH:  

Nguyễn Quang Dong, Ngô Văn Thứ, Hoàng Đình Tuấn, 2006, Giáo trình Mô hình toán kinh tế, NXB Thống kê.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 – Trần Túc, 2000, Bài tập quy hoạch tuyến tính, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
2  –  Lê Đình Thúy, 2004, Toán cao cấp cho các nhà kinh tế, phần 1 và 2, NXB Thống kê.
3 – Alpha.C.Chiang, 2006, Fundamental methods of mathematical economics, 4th edtion, Mcgraw-hill.
4 – Fredic.S.Mishkin, 1992, The economics of Money, Banking and Financial Markets, Harper Collins.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN

– Thang điểm:             10
– Cơ cấu điểm:          
+ Điểm đánh giá của giảng viên:      10%
+ Điểm bài kiểm tra:                         20%
+ Điểm thi học phần:                        70%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp
+ Phải có bài kiểm tra