Kết quả họp BM Toán kinh tế (25/12/2014)

NỘI DUNG HỌP NGÀY 24/12

Thời gian: 14h00, tại Văn phòng khoa.

Thành phần: BM Toán kinh tế [vắng: Dương (?), Tú (nghỉ sinh)], Mạnh, Thêu, Nga, Thắm, Ch.Thủy.

Chủ trì: TS.Nguyễn Mạnh Thế.

 

CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1. Thông báo về các công việc

  • Phân công giảng học kỳ tới.
  • Lớp chuyên ngành K56 học các môn sớm hơn nên có sự thay đổi thứ tự các môn chuyên ngành (đã đưa lên mạng khoa: > Thư viện > Tài liệu quan trọng).
  • Số lượng tín chỉ học phần chuyên ngành và nội dung: Giống nhau giữa hai CN để thuận tiện
  • Công tác giáo trình: đăng ký 3 giáo trình, còn tùy nhà trường xét duyệt, .

Kết luận: Đăng ký giáo trình:

  • Lý thuyết xác suất: T.Phong, T.Thế, T.Mạnh
  • Tối ưu hóa: T.Mỹ, C.Lan, C.Thảo
  • Phân tích số liệu mảng: C.Nguyễn Minh.

 

2. Thảo luận về giảng viên kế thừa các học phần

  • Các học phần nằm trong lựa chọn của các chuyên ngành khác đã được lựa chọn: Khoa Thống kê chọn Thống kê toán, KTL2, Thống kê Nhiều chiều, LT xác suất. Kinh tế học chọn KTL2. Chưa có chuyên ngành khác chọn nhiều nhưng tương lai có thể.
  • T.Hưng:           + Giảng thử, xem xét.

            + Bộ môn quyết định về việc giảng.

            + Lịch trình cụ thể

  • T.Thứ: + GV: BM xác định ai phù hợp hơn để tiếp nhận, không dựa trên việc ai thích cái gì

+ Giao nhiệm vụ

+ Các nhóm môn chuyên ngành sẽ mở rộng hơn:

  • Ý kiến C.Minh: Không cào bằng, nhất trí theo nhóm

Kết luận: Kế thừa các học phần

  • Giảng viên đang giảng sẽ chủ trì nhóm GV
  • Sinh hoạt trong nhóm, việc đi nghe, trình bày do nhóm và GV chủ trì đánh giá
  • Sau một học kỳ phải có bài giảng sơ bộ về học phần đó

Phân công tạm thời hiện tại

Môn học Đang giảng Chuẩn bị
LT xác suất T.Thế + T.Mạnh Hưng + Long
Thống kê toán T.Hải C.Ngọc + T.Hoàng + Trang
KTL 1 C.Minh Các thầy cô từng giảng KTL
KTL 2 C.Minh + T.Thế Các thầy cô từng giảng Cao học + C.Ngọc
KTL3: Số liệu mảng C.Minh T.Hưng
KTL3: Chuỗi TG T.Dong + C.Minh T.Thành
Tke N chiều 1 T.Thứ C.Trang
Tke N chiều 2 T.Thứ C.Trang
MH ứng dụng T.Thứ T.Đức
LT MHTKT 1 T.Hòa T.Hải + C.Phương
LT MHTKT 2 T.Hòa T.Hải + C.Phương
LT trò chơi T.Hải T.Thành
Tối ưu hóa C.Thảo + C.Lan T.Nhật
Tiếng Anh CN    

 

3. Hỗ trợ một số công việc

  • Việc ra đề thi phi chính quy: hình thức ra đề, thanh toán tiền ra đề (số lượng sử dụng có thể ít hơn số lượng đề được làm ra), người hỗ trợ

Kết luận:

  • Mỗi thầy cô có giảng hệ phi chính quy ra một bộ đề môn mình có giảng: bộ 6 đề, 60 phút
  • Đề làm theo mẫu mà T.Hải sẽ gửi, bộ đề này không tính thù lao.
  • Người hỗ trợ trong nửa đầu năm 2015: Môn KTL: C.Phương; môn XSTK: T.Hưng.
  • Tỷ lệ cho người hỗ trợ: chưa kịp bàn, sẽ thống nhất trong lần họp sau.
  • Thời hạn: trong tháng 1 (Ngày 1/2 có lớp phi chính quy thi hết học phần)
  • Hình thức: các đề về địa chỉ mail: haitkt@gmail.com ; đề KTL gửi cùng đến phuonghb.neu@gmail.com; đề XSTK gửi cùng đến pnhung75@gmail.com
  • Tiêu đề file: Thi_KTL_phiCQ_Tên-người-gửi hoặc Thi_XSTK_phiCQ_Tên-người-gửi

 

4. Nội dung seminar kỳ sau

  • Định hướng: T.Thế: theo 3 nội dung chính
  • T.Hải: liên kết với Kinh tế học để nắm rõ hơn về học phần KT Vi mô, Vĩ mô, phục vụ giảng dạy KTL kỳ sau. Các môn chuyên ngành cũng cần được trình bày.
  • C.Minh: nhấn mạnh vai trò của NCS, trong việc trình bày các nghiên cứu và mối quan hệ với các NCS khác cùng khóa để phát huy vai trò, quảng bá vai trò.
  • Cố định thời gian để phù hợp với các BM khác.
  • Chuẩn bị trình bày để tập hợp bài viết (working-paper) lên mạng khoa.

Kết luận:

  • Đồng ý 3 nội dung chính: (1) Sinh hoạt môn học, (2) Mời chuyên gia trình bày, (3) Các nghiên cứu sinh trình bày
  • Thời gian kế hoạch: Chiều Thứ Sáu tuần thứ nhất tuần thứ ba trong tháng.
  • Đối tượng mở rộng cho toàn khoa và những người có quan tâm

 

5. Tham khảo bài viết trên mạng

  • Việc đưa workingpaper lên mạng
  • Tham khảo http://kinhteluong.vietlod.com/ về hướng dẫn thực hành
  • T.Hải: định hướng viết các hướng dẫn sử dụng Excel, Eviews, Stata, SPSS, Matlab, Sas, R theo các nội dung giảng dạy trong chương trình môn học.

 

6. Định hướng môn học Kinh tế lượng

  • T.Hải:

+ Định hướng KT học nhiều hơn, đưa các dạng hàm phong phú hơn

+ Gắn với nội dung KT học mà sv đang học để đưa ra các mô hình, dạng hàm

+ Hướng mở với đề xuất các biến kinh tế

+ Đề thi có nhiều mô hình cạnh nhau để so sánh

  • T.Thứ: sv dễ bị cố định cứng nhắc với dạng chuẩn mực mà ít phát triển ý kiến
  • C.Minh: các dạng phức tạp với ý nghĩa kinh tế phù hợp hơn với bậc cao học, chỉ nên chú trọng các dạng mô hình cơ bản. Bỏ việc “đề xuất mô hình theo lý thuyết kinh tế”.
  • Một số ý kiến khác: tiếp cận, phân biệt kỹ hơn số liệu chéo, chuỗi thời gian ngay qua đề thi.

Kết luận:

  • Trong sinh hoạt môn học sẽ đưa ra các mô hình gắn với kinh tế, tập trung chủ yếu những vấn đề cơ bản: Hàm cầu, hàm cung, hàm sản xuất, các yếu tố kinh tế vĩ mô
  • Các thầy cô sưu tập các bài viết có mô hình để giới thiệu ví dụ với sinh viên.
  • Đề thi có thể đặt 2 đến 3 mô hình để so sánh.

 

7. Định hướng môn Lý thuyết xác suất và thống kê toán

  • T.Hải: nhắc lại các ý kiến về việc đưa phần mềm vào giới thiệu, cụ thể là Excel; các gv có thể sử dụng bộ số liệu chiết xuất từ VHLSS, để sv tự tìm hiểu và trình bày về thống kê mô tả
  • T.Ninh: có thể giới thiệu các phần mềm chuyên dụng
  • T.Phong, T.Ninh: nội dung còn nặng nên chưa thể đưa thêm

Kết luận: Không có

 

8. Trình bày của sinh viên làm chuyên đề

  • C.Ngọc: sinh viên trình bày để các khóa sau nhận thức về việc phải làm, để có sự đối chiếu kết quả công việc với nhau, đảm bảo tính công bằng.
  • Ý kiến khác: tính kế thừa: đợt trước trình bày cho đợt sau, kế tiếp nhau.

Kết luận:

  • Bắt đầu từ đợt thực tập sau (đợt 2 khóa 53)
  • Các sinh viên đạt điểm 9.5 trở lên có thể được chọn để trình bày

 

9. Tinh thần các buổi họp

  • Tinh thần sinh hoạt chung, luôn cố gắng để đạt hiệu quả cao
  • Không có nghĩa là nhất thiết phải mang tính hàn lâm hay phải ra quyết định
  • Nhấn mạnh nội dung trao đổi, hiểu biết

 

Buổi họp kết thúc lúc 16h40.

Người viết: Bùi Dương Hải.