Chương trình đào tạo Thạc sỹ kinh tế
Chuyên ngành Điều khiển học kinh tế
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các chuyên gia, các cán bộ có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực phân tích chính sách, dự báo, mô phỏng ở tầm vĩ mô và vi mô trên cơ sở ứng dụng và phát triển những thành tựu mới nhất về mô hình hoá toán học, các phương pháp xử lý dữ liệu và kỹ thuật tính toán hiện đại.
Cán bộ tốt nghiệp sẽ được nhận bằng thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Điều khiển học kinh tế, có khả năng đảm nhận các công tác: Tư vấn và phân tích định lượng trong kinh tế và quản trị kinh doanh ở các bộ, các ngành, các công ty; Nghiên cứu, giảng dạy Toán kinh tế ở các trường đại học, cao đẳng thuộc khối kinh tế, các khoa kinh tế tại các trường kỹ thuật và các viện nghiên cứu.
2. Đối tượng dự tuyển
Văn bằng: Cử nhân
Ngành tốt nghiệp:
- Trong nước: Toán kinh tế, Toán ứng dụng, Toán – tin, Tin học kinh tế, Kinh tế và các ngành kỹ thuật, các ngành tự nhiên của các trường khoa học kỹ thuật và khoa học cơ bản.
- Ngoài nước: Kinh tế toán, Kinh tế lượng, Toán Tài chính, Kinh tế học, Tài chính, ….
Các thí sinh tốt nghiệp các ngành khoa học tự nhiên, các trường kỹ thuật, …, phải chuyển đổi theo quy định chung của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Kinh nghiệm nghề nghiệp: Không bắt buộc nhưng có ưu tiên khi tuyển chọn.
3. Chương trình đào tạo
3.1. Khái quát chương trình
Chương trình đào tạo bao gồm ba khối kiến thức: Các kiến thức chung, các kiến thức cơ sở và các kiến thức chuyên ngành.
Các kiến thức chung : 02 môn, 2*8 đvht= 16 đvht
Các môn cơ sở: 15 môn, 48 đvht, trong đó:
- Số môn bắt buộc 13 môn với 42 đvht;
- Số môn lựa chọn: 02 môn 6 đvht.
Các môn chuyên ngành: 04 môn với 12 đvht, trong đó:
- Số môn bắt buộc 02 môn với 6 đvht;
- Số môn lựa chọn: 02 môn 6 đvht.
Luận văn tốt nghiệp: 12 đvht.
Tổng cộng: 88 đvht
Yêu cầu của luận văn
- Khái quát những nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài của luận văn.
- Hệ thống hoá những nội dung chính của cơ sở lý thuyết và thực tiễn mà đề tài của luận văn sẽ đề cập.
- Áp dụng, mở rộng và phát triển các nội dung trên trong một điều kiện cụ thể.
- Khả năng ứng dụng và phát triển trong thực tiễn.
3.2. Danh mục các môn học
Mã môn học | Tên môn học | Khối lượng ( đvht) | |||
Phần chữ | Phần số | Tổng số | Lý thuyết | T.luận, BT | |
Các môn chung | 16 | 13 | 3 | ||
KHTH | 601 | Triết học và PPNCKH | 8 | 5 | 3 |
KHTA | 602 | Tiếng Anh | 8 | 8 | |
Các môn cơ sở | 48 | 33 | 15 | ||
Bắt buộc | 42 | 29 | 13 | ||
KHCT | 612 | Kinh tế chính trị | 4 | 3 | 1 |
KHVM | 61 | Kinh tế vĩ mô | 4 | 3 | 1 |
KHMM | 61 | Kinh tế vi mô | 4 | 3 | 1 |
KHPT | 61 | Kinh tế phát triển | 3 | 2 | 1 |
KHCS | 61 | Phân tích chính sách KT | 3 | 2 | 1 |
KHQT | 61 | Kinh tế quốc tế | 3 | 2 | 1 |
KHTC | 61 | Tài chính quốc tế | 3 | 2 | 1 |
KHQN | 61 | Quản lý nhà nước về KT | 3 | 2 | 1 |
KHNH | 61 | Tài chính-Ngân hàng và sự phát triển | 3 | 2 | 1 |
KHMH | 61 | Mô hình Toán | 3 | 2 | 1 |
KHKL | 61 | Kinh tế lượng và phân tích dữ liệu | 3 | 2 | 1 |
KHTT | 61 | Quản lý hệ thống thông tin kinh tế | 3 | 2 | 1 |
KHLK | 61 | Luật kinh tế | 3 | 2 | 1 |
Tự chọn (hai môn) | 6 | 4 | 2 | ||
KHFM | 61 | Giới thiệu mô hình toán trong tài chính | 3 | ||
KHGT | 61 | Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh tế & QTKD (*) | 3 | 2,5 | 0,5 |
61 | Cơ sở dữ liệu(*) | 3 | 2 | 1 | |
Chuyên ngành | 12 | 8 | 4 | ||
KHKL | 62 | Kinh tế lượng nâng cao | 3 | 2 | 1 |
KHEM | 62 | Mô hình cân bằng riêng – ứng dụng | 3 | 2,5 | 0,5 |
KHGM | 62 | Lý thuyết tăng trưởng cân bằng | 3 | 2,5 | 0,5 |
KHMV | 62 | Phân tích thống kê đa biến | 3 | 2 | 1 |
Luận văn | 12 | ||||
Tổng cộng | 92 | 73 | 19 |
Ghi chú:
(*) Môn “Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong kinh tế & QTKD” có thể thay bằng môn ” Cơ sở dữ liệu” tuỳ thuộc vào đặc điểm của học viên trong từng khoá.