(Thứ tư, 22 Tháng 9 2010 21:17)
Kế hoạch thực tập đợt 1 – Khóa 49 – Chuyên ngành Toán Kinh tế
CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP KHÓA 49 – CHUYÊN NGÀNH TOÁN KINH TẾ – ĐỢT 1
Thời gian bắt đầu từ ngày: 25/9/2009. Thời gian thực hiện gồm 2 giai đoạn, kéo dài tổng cộng 15 tuần
I. Nhiệm vụ của sinh viên
Giai đoạn 1: Thực tập tổng hợp, thời gian 5 tuần (4 tín chỉ ).
1. Xác định đề tài thực tập với sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn
2. Viết đề cương sơ bộ được giáo viên hướng dẫn duyệt
3. Viết đề cương chi tiết được giáo viên hướng dẫn duyệt
Giai đoạn 2: Thực hiện chuyên đề thực tập: 10 tuần ( 8 tín chỉ )
1. Sinh viên thực hiện như đề cương chi tiết đã được duyệt
2. Viết bản thảo chuyên đề
3. Sửa chữa theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
4. Hoàn chỉnh chuyên đề và đóng thành quyển như mẫu: việc này cần hoàn thành trước thời hạn 5 ngày để giáo viên hướng dẫn và giáo viên phản biện chấm điểm
Sản phẩm nộp cuối cùng
Sinh viên phải nộp cho giáo viên hướng dẫn các sản phẩm sau:
1. Đề cương chi tiết được giáo viên hướng dẫn duyệt
2. Bản thảo đề cương có bút tích của giáo viên hướng dẫn
3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ( 3 bản)
4. Bản thảo chuyên đề thực tập tốt nghiệp có bút tích của giáo viên hướng dẫn
5. Một đĩa mềm ghi chuyên đề thực tập tốt nghiệp
II. Cách tính điểm
1. Điểm đề cương chi tiết (10 đ): làm tròn đến 0.5, do giáo viên hướng dẫn chấm.
2. Điểm chuyên đề (10 đ) (điểm giáo viên hướng dẫn + giáo viên phản biện)/2, làm tròn đến 0.5
3. Điểm cuối cùng = 0.3* điểm đề cương chi tiết + 0.7* điểm chuyên đề, làm tròn đến 0.1
4. Nếu điểm đề cương chi tiết thấp hơn 5 điểm thì sinh viên phải thực tập lại từ đầu
III. Quy định về chuyên đề
Chuyên đề thực tập được trình bày theo quy định chung của trường Đại học KTQD, nội dung tối thiểu 30 trang.
Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.3, kiểu gõ Unicode,
lề trên 3.5cm, lề dưới 3.0cm, lề trái 3.5cm, lề phải 2.0cm.
Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang.
IV. Công việc của giáo viên hướng dẫn
1. Hướng dẫn sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu, quy định các mốc thời gian.
2. Duyệt bản đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết. Tên của chuyên đề sẽ không được thay đổi khi giáo viên hướng dẫn đã thông qua đề cương chi tiết.
3. Hướng dẫn sinh viên thu thập số liệu, tài liệu tham khảo và các thông tin có liên quan đến việc viết chuyên đề.
4. Đọc và chỉnh sửa bản thảo chuyên đề của sinh viên.
5. Duyệt và chấm điểm bản chuyên đề hoàn chỉnh.
6. Nộp về khoa các sản phẩm sau:
a. Đề cương chi tiết có chấm điểm
b. Chuyên đề hoàn chỉnh của sinh viên có điểm chấm của giáo viên hướng dẫn
c. Bảng điểm chuyên đề của sinh viên bao gồm: điểm đề cương chi tiết và điểm chuyên đề của thầy hướng dẫn chấm