Học phần Lý thuyết Mô hình toán kinh tế 2

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC   LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN
Tiếng Việt: LÝ THUYẾT MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ 2
Tiếng Anh: Mathematical Economic Modeling 2
Mã học phần:  TOKT1106
Số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Toán Kinh tế

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC:  Lý thuyết mô hình Toán Kinh tế 1

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Tiếp nối học phần Lý thuyết mô hình toán kinh tế 1, sau khi nghiên cứu các lý thuyết cơ bản về hệ thống và xây dựng mô hình, cũng như nhưng phân tích so sánh, lớp mô hình tối ưu, học phần hai đi sâu nghiên cứu hai lớp mô hình là lớp mô hình cân bằng và lớp mô hình động. Lớp mô hình cân bằng nghiên cứu hành vi kinh tế ở cả tầm vi mô và vĩ mô, giữa các mối quan hệ cung cầu, cân bằng trên thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường vốn. Trong lớp mô hình cân bằng, các bài toán cân bằng tổng quát, cân bằng Walras, cân bằng Pareto được đề cập và nghiên cứu phân tích kĩ. Tiếp sau lớp mô hình cân bằng là lớp mô hình động, trong đó các mối quan hệ có sự vận động theo thời gian. Việc giải các mô hình động vận dụng các kiến thức toán học cao hơn cũng như những suy luận thông qua phân tích đồ thị, từ đó làm nổi bật ý nghĩa mô hình phân tích sự vận động của các mối quan hệ theo thời gian.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Học phần nhằm cung cấp cho người học những cách nhìn sâu và tổng quát hơn về tương quan các yếu tố kinh tế trong một nền kinh tế có tương tác lẫn nhau, cũng như sự vận động, sự chuyển dịch của chúng theo thời gian. Với lớp mô hình cân bằng, chương trình cung cấp một phương pháp phân tích hiện đại trong kinh tế vĩ mô, làm nền tảng cho các bài toán  kinh tế có tầm quản lý cao, đánh giá chính sách và hiệu quả các hoạt động kinh tế. Với lớp mô hình động, người học có cách tiếp cận hiện đại với các khoa học kinh tế như kinh tế tăng trưởng, kinh tế phát triển, cũng như sự tiếp cận với các lớp mô hình hiện đại được sử dụng gần đây trên thế giới.

Môn học sẽ có ý nghĩa hơn khi kết hợp với môn Kinh tế lượng. Phân tích lý thuyết xây dựng mô hình kết hợp với phân tích thực nghiệm trên số liệu thực tế sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Người học với kĩ năng phân tích và định hướng phân tích tốt có thể giải quyết được những bài toán trong đời sống kinh tế, đưa ra những dự báo khoa học và chính xác.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:

PHÂN BỐ THỜI GIAN

STT

Nội dung

Tổng số
tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Bài tập,
thảo luận,
kiểm tra

 

1
2

Chương 3
Chương 4

20
25

12
17

8
8

 
  Cộng

45

29

16

 

CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH CÂN BẰNG KINH TẾ (CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG)

Chương này giới thiệu lớp mô hình cân bằng trong kinh tế, chủ yếu là kinh tế vĩ mô. Từ những khái niệm như về cân bằng, phân biệt cân bằng với cân đối, đến các khái niệm cân bằng trong các lĩnh vực thị trường, chính sách, cung cầu, chương đề cập việc sử dụng các mô hình, hệ thống phương trình toán học để mô tả và phân tích. Trong lớp mô hình cân bằng, các bài toán cân bằng thị trường, thị trường riêng, cân bằng tổng thể, cân bằng vĩ mô được nghiên cứu sâu. Dạng cụ thể của mô hình cân bằng là cân bằng trên thị trường hàng hóa dịch vụ và trên thị trường tiền tệ. Một số cân bằng trên thị trường lao động, vốn có thể tham khảo thêm,

3.1. Đại cương về mô hình cân bằng
          3.1.1. Hệ thống kinh tế và trạng thái cân bằng
          3.1.2. Phân tích cân bằng và phân tích chính sách
3.2. Thị trường và cấu trúc thị trường
          3.2.1. Lợi ích của trao đổi và sự hình thành thị trường
          3.2.2. Cấu trúc thị trường
3.3. Mô hình cân bằng thị trường riêng
          3.3.1. Mô tả cung, cầu
          3.3.2. Sự tồn tại cân bằng
          3.3.3. Phân tích so sánh tĩnh
3.4. Mô hình cân bằng tổng thể – Mô hình Walras
          3.4.1. Mô hình
          3.4.2. Sự tồn tại cân bằng Walras
          3.4.3. Ý nghĩa của cân bằng với phúc lợi : vai trò và khuyết tật của thị trường
3.5. Mô hình cân bằng vĩ mô
          3.5.1. Mô hình cân bằng thị trường sản phẩm – Mô hình IS
          3.5.2. Mô hình cân bằng thị trường tiền tệ – Mô hình LM
          3.5.3. Mô hình IS – LM và phân tích chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ

Tài liệu tham khảo của chương:
          1 – Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình toán kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
          2 – H. R. Varian, 1992, Microeconomic Analysis, Norton & Company, Inc, New York.
          3 – Geoffrey Jehle, 1990, Advanced Microeconomics Theory, Prentice Hall.
          4 – A.Stevenson, M.Gregory, 1990, Macroeconomic Theory and Stabilization Policy, Philip Allan Book.

CHƯƠNG 4 – MÔ HÌNH KINH TẾ ĐỘNG

Lớp mô hình kinh tế động nghiên cứu sự biến động của các đối tượng, các mối quan hệ kinh tế theo thời gian. Trong mô hình động chứa đựng khái niệm của mô hình cân bằng. Lớp mô hình kinh tế động có nhiều ứng dụng trong phân tích tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển bền vững.

4.1. Giới thiệu chung về mô hình động và phân tích động thái             
          4.1.1. Động thái của các quá trình hoạt động kinh tế                                         
          4.1.2. Cấu trúc mô hình động                                                                            
          4.1.3. Phân tích mô hình động – Phân tích động thái                                          
          4.1.4. Một số công cụ toán sử dụng phân tích động thái                                 
4.2. Mô hình cân bằng thị trường với cơ chế giá cả – sự ổn định của thị trường                                                           
          4.2.1. Mô hình cơ chế giá cả                                                                         
          4.2.2. Áp dụng mô hình cơ chế giá trong phân tích cân bằng thị trường riêng
4.3. Mô hình cân bằng vĩ mô động                                                          
          4.3.1. Đường cong Phillips – Động thái của thị trường lao động                   
          4.3.2. Mô hình cân bằng vĩ mô động                                                     
4.4. Mô hình tăng trưởng kinh tế                                                       
          4.4.1. Quan niệm về tăng trưởng kinh tế                                                           
          4.4.2. Mô hình tăng trưởng kinh tế Harrod – Domar                                        
          4.4.3. Mô hình tăng trưởng kinh tế SOLOW – SWAN     

Tài liệu tham  khảo:
          1 – Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình toán kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
          2 – Chris Birchenhall, Paul Grout, 1984, Mathematics for Modern Economics, Philip Allan Book.
          3 – H. R. Varian, 1992, Microeconomic Analysis, Norton & Company, Inc, New York.
          4 – Geoffrey Jehle, 1990, Advanced Microeconomics Theory, Prentice Hall.
          5 – A.Stevenson, M.Gregory, 1990, Macroeconomic Theory and Stabilization Policy, Philip Allan Book. 

7. GIÁO TRÌNH:

Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình toán kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1  – Nguyễn Văn Quỳ, 1999, Mô hình kinh tế, NXB Giáo dục.
2 – Chiang A.C, 2006, Fundamental Methods of Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill.
3 – Chris Birchenhall, Paul Grout, 1984, Mathematics for Modern Economics, Philip Allan Book.
4 – H. R. Varian, 1992, Microeconomic Analysis, Norton & Company, Inc, New York.
5 – Geoffrey Jehle, 1990, Advanced Microeconomics Theory, Prentice Hall.
6 – A.Stevenson, M.Gregory, 1990, Macroeconomic Theory and Stabilization Policy, Philip Allan Book. 

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:
– Thang điểm:             10
– Cơ cấu điểm:          
+ Điểm đánh giá của giảng viên:      10%
+ Điểm bài kiểm tra:                         20%
+ Điểm thi học phần:                        70%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp ;
+ Phải có bài kiểm tra.