Học phần Mô hình toán ứng dụng

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC   LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:
Tiếng Việt: MÔ HÌNH TOÁN ỨNG DỤNG
Tiếng Anh: Applied Mathematical Models
Mã học phần: TOKT1111                                                    Số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Toán kinhn tế

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Lý thuyết mô hình toán kinh tế 1, Tối ưu hóa 2.

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Đây là học phần tiếp theo của học phần lỹ thuyết mô hình toán kinh tế với các lớp mô hình cụ thể. Thiết lập các thuật toán giải các lớp bài toán điều hành tác nghiệp. Sử dụng các bộ công cụ mạnh giải lớp các bài toán tối ưu với điều kiện liên tục và rời rạc. Phần mềm chuyên dụng Gamsid sẽ được gới thiệu không chỉ phục vụ cho các bài toán trong học phần này mà còn hiệu dụng với lớp các bài toán kinh tế tổng quát.

Cac lớp mô hình sẽ được trang bị:
– Lý thuyết đồ thị và PERT (Phương pháp sơ đồ mạng luới): Nghiên cứu  những khái niệm cơ bản của lý thuyết đồ thị phẳng. Các bài toán đồ thị, bài toán vận tải trên mạng. Phương pháp xây dựng sơ đồ mạng lưới với các chỉ tiêu thời gian. Các bài toán tối ưu trên sơ đồ mạng lưới. Sử dụng các phần mềm POM, Gams giải các bài toán sơ đồ mạng lưới và bài toán vận tải trên mạng.
– Lý thuyết phục vụ công cộng: Những có sở lý thuyết và phương pháp mô hình hoá, phạm vị ứng dụng. Phương pháp chung giải các bài toán phục vụ công cộng. Các lớp mô hình cụ thể và phương pháp giải. Sử dụng POM, Excel viết các chương trình giải các lớp bài toán.
– Lý thuyết dự trữ: Nghiên cứu cách mô hình hoá các bài tác nghiệp từ mô hình dự trữ cổ điển. Giải các mô hình tĩnh và phân tích các tình huống thông thường. Giải các lớp bài toán động và phân tích kết quả. Sử dụng Gams giải các lớp mô hình dự trữ.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:
Với học phần này sinh viên cần có được kiến thức và kỹ năng sau:
– Nắm được cách thức mô hình hóa một số dạng bài toán kinh tế cụ thể bằng các lớp mô hình tương ứng.
– Nắm được các tìm phương pháp giải trong các tính huống cụ thể và sử dụng tốt các phầm mềm, đặc biệt là Gamsid để giải các bài toán.
– Làm qune với việc khai thác các tình hướng không chuẩn tứac của các mô hình và cách thức tiếp cận lời giải.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN

PHÂN BỐ THỜI GIAN

STT

Nội dung

Tổng số tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Bài tập,
thảo luận,
kiểm tra

 

1
2
3
4

Chương 1
Chương 2
Chương 3
Kiểm tra

13
15
16
1

8
10
10
0

5
5
6
1

 

 

  Cộng

45

28

17

 

 

CHƯƠNG 1 – SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI

Chương này giới thiệu sơ lược về lý thuyết đồ thị hữu hạn và các ứng dụng của lý thuyết này trong một số lớp bài toán thực tế. Các mô hình ứng dụng lý thuyết đồ thị được giới thiệu là bài toán đường đi; bài toán luồng cực đại; bài toán vận tải trên mạng và phương pháp sơ đồ mạng lưới (PERT). Nội dung lý thuyết chỉ ở mức mô tả. Các bài toán được thiết kế cụ thể cùng sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng POM, Gams. Với kết cấu này người học có thể vận dụng lý thuyết và tìm lời giải của các bài toán nhờ các chương trình đã xây dựng trên Gams.

1.1 Sơ lược về lý thuyết đồ thị
           1.1.1. Đồ thị hữu hạn
           1.1.2. Rừng và cây
           1.1.3. Bài toán đường đi
           1.1.4. Mạng vận tải
           1.1.5. Làm quen với Gamsid và lập Chương trình giải bài toán mạng cực đại
1.2. Phương pháp s đồ mạng lưới

           1.2.1. Sơ đồ mạng lưới
           1.2.2. Các chỉ tiêu thời gian trên sơ đồ mạng lưới
           1.2.3. Sơ đồ Gantl và sơ đồ Pert ngang
           1.2.4. Bài toán tối ưu
1.3. Thực hành, bài tập

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Ngô Văn Thứ, 2005, Các mô hình toán ứng dụng (dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế), NXB KH&KT, Chương 1.
2 – Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
3 – @GAMS Development Corporation, 12/1998, Gams  a user's guide.

CHƯƠNG 2 – LÝ THUYẾT PHỤC VỤ CÔNG CỘNG

Chương này giới thiệu một lớp bài toán điều khiển, với cách tiếp cận mới mở đầu cho các phương pháp phân tích hệ thống ngẫu nhiên đơn giản. Lớp bài toán phục vụ công cộng có nhiều ứng dụng cụ thể được xem xét tương đối đầy đủ với sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng. Tác giả của giáo trình cũng cung cấp một hệ thông chương trình trên Gams nhằm giảm nhẹ các tính toán cụ thể của người học. Nhiều tình huống thực tế được mô hình hóa và giải quyết triệt để.

2.1. Mô hình hệ thống phục vụ công cộng
           2.1.1. Bài toán lý thuyết phục vụ công cộng
           2.1.2. Hệ thống phục vụ công cộng và các yếu tố
           2.1.3. Tính chất của một dòng yêu cầu Poisson và Poisson dừng
           2.1.4. Kiểm định giả thiết về phân phối Poisson
2.2. Trạng thái hệ thống, quá trình chuyển trạng thái

           2.2.1. Phương pháp phân tích
           2.2.2. Phân loại hệ thống
           2.2.3. Trạng thái hệ thống và quá trình chuyển trạng thái
           2.2.4. Quá trình huỷ và sinh – lời giải của hệ phương trình trạng thái
2.3. Một số hệ thống phục vụ công cộng Poisson dừng

           2.3.1. Hệ thống phục vụ công cộng từ chối cổ điển (Hệ thống Eclang)
           2.3.2. Hệ thống Eclang nối tiếp
           2.3.3. Hệ thống từ chối với việc phân chia năng suất kênh
           2.3.4. Hệ thống phục vụ công cộng chờ thuần nhất
           2.3.5. Hệ thống chờ độ dài hàng chờ hạn chế, thời gian chờ không hạn chế
           2.3.6. Mô hình xác định số chỗ chờ tối ưu cho một hệ chờ với thời gian chờ không hạn chế và số chỗ chờ hạn chế
           2.3.7. Hệ thống phục vụ phân đoạn
2.4. Một số hệ thống phục vụ công cộng Poisson không dừng

           2.4.1. Hệ thống phục vụ công cộng với dòng vào dừng có tính chu kỳ
           2.4.2. Hệ thống với dòng vào phụ thuộc chất lượng phục vụ

EXCEL, POM, MH4 và Gamsid với mô hình phục vụ công cộng

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Ngô Văn Thứ, 2005, Các mô hình toán ứng dụng (dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế), NXB KH&KT, Chương 2.
2 – Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
3 – @GAMS Development Corporation, 12/1998, Gams  a user's guide.

CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN DỰ TRỮ

Hệ thống điều khiển dự trữ là một trong những hệ thống có nhiều ứng dụng tác nghiệp. Trong chương này ngoài việc trình bày các hệ thống dữ trữ cổ điển, các nội dung phân tích được chú ý và thực hiện đầy đủ. Hệ thống các mô hình mở rộng cũng góp phần làm cho lý thuyết gần với thực tế quản trị kinh doanh hơn. Một số kết quả lý thuyết được hoàn thiện giúp việc giải các bài toán nhẹ nhàng hơn. Sự trợ giúp của các chương trình trên Gams là một nội dung quan trọng của lớp bài toán trình bày trong chương này.

3.1. Bài toán các khái niệm và cách tiếp cận
           3.1.1. Bài toán dự trữ
           3.1.2. Các khái niệm cơ bản
           3.1.3. Phân loại mô hình và cách tiếp cận
3.2. Các mô hình dự trữ tất định

           3.2.1. Mô hình dự trữ tiêu thụ đều, bổ sung tức thời (Willson)
           3.2.2. Một số mô hình mở rộng từ mô hình Wilson
           3.2.3. Mô hình dự trữ tiêu thụ đều bổ sung dần
           3.2.4. Mô hình dự trữ giá hàng thay đổi theo số lượng đặt mua
3.3. Các mô hình dự trữ ngẫu nhiên

           3.3.1. Mô hình dự trữ  một giai đoạn
           3.3.2. Mô hình dự trữ có bảo hiểm
           3.3.3. Mô hình dự trữ bán thành phẩm
           3.3.4. Mô hình dự trữ với hàng hoá có khả năng tự huỷ
3.4. Các mô hình dự trữ có ràng buộc

           3.4.1. Mô hình với số lượng và đơn giá thay đổi theo giai đoạn
           3.4.2. Mô hình dự trữ một loại hàng có ràng buộc
           3.4.3. Bài toán dự trữ nhiều loại hàng có ràng buộc
           3.4.4. Mô hình dự trữ nhiều loại hàng với nhu cầu ngẫu nhiên có hạn chế kho
3.4.5. Mô hình dự trữ ràng buộc kho với chi phí và giá bán

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Ngô Văn Thứ, 2005, Các mô hình toán ứng dụng (dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế), NXB KH&KT, Chương 3.
2 – Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
3 – @GAMS Development Corporation, 12/1998, Gams  a user's guide.

7. GIÁO TRÌNH:

Ngô Văn Thứ, 2005, Các mô hình toán ứng dụng – dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế. NXB Khoa học & Kỹ thuật.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 – Hoàng Đình Tuấn, 2006, Lý thuyết mô hình – dùng cho chuyên ngành Toán kinh tế, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
2 – Gams a user's guide. @GAMS Development Corporation, 12/1998.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
– Thang điểm:             10
– Cơ cấu điểm:
+ Điểm đánh giá của giảng viên:      10%
+ Điểm bài kiểm tra:                         20%
+ Điểm thi học phần:                        70%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp
+ Phải có bài kiểm tra

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.