Học phần Phân tích thống kê nhiều chiều 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC   LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:

Tiếng Việt: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐA BIẾN 1
Tiếng Anh: Multivariate Statistical Analysis 1
Mã học phần: TOKT1109
Số tín chỉ: 2

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Toán kinh tế

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC : Thống kê toán, Kinh tế lượng 1

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Học phần này cung cấp kiến thức chuyên ngành sâu cho chương trình đào tạo Toán ứng dụng trong kinh tế xã hội. Đây là học phần tiếp theo trong tiến trình đào tạo sau học phần Thống kê toán. Hai khối kiến thức chính sẽ được trang bị là:

Các phương pháp mô tả, đánh giá số liệu và phân tích thống kê nhiều chiều đặc biệt là các phân tích phi tham số;

Phân tích thực nghiệm với số liệu Việt nam, Thế giới và khu vực. Ngoài ra cũng sẽ bố sung các kiến thức về lý thuyết mẫu và điều tra chọn mẫu.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Với học phần này sinh viên cần có được các kiến thức và kỹ năng ở mức độ sau:
– Nắm được phương pháp luận nghiên cứu kinh tế xã hội với các mô hình thống kê
– Nắm được cơ sở lý thuyết hình thành và giải các bài toán phân tích thống kê nhiều chiều
– Nắm được phạm vi, điều kiện sử dụng các mô hình và các phương pháp phân tích
– Thành thạo kỹ năng phân tích thống kê với các mô hình và sử dụng tốt phần mềm chuyên dụng
– Thông qua sử dụng thực nghiệm các bộ số liệu Việt nam có thêm hiểu biết về tình hình kinh tế xã hội Việt nam và khả năng, cách thức sử dụng các mô hình phân tích thống kê.

6- NỘI DUNG HỌC PHẦN

PHÂN BỐ THỜI GIAN

STT

Nội dung

Tổng số tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Bài tập,
thảo luận,
kiểm tra

 

1
2
3
4
5
6

Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Kiểm tra

4
6
6
7
6
1

4
4
4
5
4
0

0
2
2
2
2
1

 
  Cộng

30

21

9

 

CHƯƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA THỐNG KÊ THỰC HÀNH

Giới thiệu phương pháp tiếp cận mô hình thống kê trong nghiên cứu kinh tế xã hội. Việc lựa chọn mô hình, phần mềm hỗ trợ.

1.1. Khoa học thống kê và các phương pháp toán học
1.2. Những vấn đề cơ bản của thống kê thực hành
1.2.1. Tổng thể và cá thể thống kê

          1.2.2. Mẫu ngẫu nhiên
          1.2.3. Nguồn thông tin và tạo nguồn thông tin
          1.2.4. Mô tả thống kê
          1.2.5. Phân tích thống kê trên các dữ liệu khác nhau
          1.2.6. Phân tích thống kê nhiều chiều và các phân tích phi tham số
          1.2.7. Phân tích thống kê với các tiêu thức không quan sát được
          1.2.8. Lựa chọn phần mềm thống kê
1.3. Mô hình hoá toán học và lựa chọn phương pháp phân tích

          1.3.1. Những ưu điểm cơ bản khi nghiên cứu thống kê bằng mô hình hoá
          1.3.2. Lựa chọn phương pháp phân tích

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Ngô văn Thứ, 2005, Giáo trình thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, Chương 1.
2 – Hoàng Đình Tuấn, 2010, Lý thuyết mô hình toán kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, chương 1.
3 – Nguyễn Quang Dong, 2008, Kinh tế lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, chương 1.
4 – Thomas H.Wonnacott, Ronald J. Wonnacott, 1990, Introductory statistis for business and economics, chapter 1.

CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG PHÁP MẪU VÀ LÝ THUYẾT ĐIỀU TRA CHỌN MẪU

Giới thiệu cách thức phân tích dữ liệu với các phương pháp chọn mẫu khác nhau. Cơ sở lý thuyết và điều kiện sử dụng các phương pháp chọn mẫu. Các cách thức xác định cỡ mẫu trong các tình huống, mục tiêu khác nhau. Sơ lược về lý thuyết bảng hỏi và cách thức tổ chức một cuộc khảo sát trên quan điểm tìm kiếm thông tin phục vụ mô hình hóa thống kê

2.1. Sơ lược về phương pháp mẫu
2.2. Những vấn đề cơ bản của  điều tra chọn mẫu
2.3. Các phương pháp chọn mẫu

          2.3.1. Một số nguyên tắc cơ bản
          2.3.2. Phương pháp và tiêu chuẩn lựa chọn
          2.3.3. Xác định kích thước mẫu
          2.3.4. Các phương pháp chọn mẫu khác
2.4. Sơ lược về lý thuyết bảng hỏi

          2.4.1. Cơ sở thiết lập bảng hỏi
          2.4.2. Phân loại bảng hỏi
          2.4.3. Cấu trúc bảng hỏi và các loại câu hỏi

Tài liệu tham khảo của chương:

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Ngô văn Thứ, 2005, Giáo trình thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, Chương 2.
2 – Nguyễn Minh Thắng, 1987, Điều tra chọn mẫu, NXB thống kê.
3 – Nguyễn Quang Dong, 2008, Kinh tế lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, chương 1.
4 – Giuseppe Iarrossi, 2006, Sức mạnh của thiết kế điều tra, NXB chính trị quốc gia.
5 – Douglas A, Lind, William G.Marxhal, Robert D.Mason, 2001, Statisstical Techniques in Business & Economics, McGraw-Hill. Chapter 1.
6 – Thomas H.Wonnacott, Ronald J. Wonnacott, 1990, Introductory statistis for business and economics, chapter 6. 

CHƯƠNG 3 – THỐNG KÊ MÔ TẢ

Trang bị các công cụ mô tả thống kê với mục tiêu tổng hợp, phát hiện vấn đề phục vụ mô hình hóa thống kê và các phương pháp phân tích. Tập trung nhiều hơn vào mô tả thống kê nhiều chiều với ý nghĩa của các đặc trưng. Chương này cũng khai thác các quan hệ mô tả thống  kê để đánh giá dữ liệu.

3.1. Mô tả thống kê với 1 biến
          3.1.1.  Mô tả thống kê nhờ các đặc trưng
          3.1.2. Mô tả thống kê nhờ các các bảng tần số, tần suất
          3.1.3. Mô tả thống kê với việc phân tích nhờ biến chuẩn hoá (Z)
          3.1.4. Mô tả thống kê với các đặc trưng hiệu chỉnh và chuẩn hoá số liệu.
3.2. Mô tả đồng thời và mô tả nhóm

          3.2.1. Mô tả đồng thời bằng các bảng tiếp liên
          3.2.2. Mô tả quan hệ
          3.2.3. Mô tả nhóm
3.3. Mô tả thống kê bằng biểu đồ

          3.3.1. Biểu đồ rải điểm (đám mây điểm)
          3.3.2. Biểu đồ đường – rải điểm
          3.3.3. Biểu đồ cột
          3.3.4. Biểu đồ hình bánh xe
          3.3.5. Biểu đồ họpp và các giá trị cá biệt
          3.3.6. Biểu đồ cành lá
3.4. Kiểm tra, đánh giá và làm sạch số liệu mẫu

          3.4.1. Kiểm tra logic và các đặc trưng mẫu
          3.4.2. Kiểm tra độ tin cậy của số liệu

Phụ lục 1: Sơ lược về SPSS for windows  và WINSTATA
1- Winstata for windows version 7.0
2- SPSS for windows
3- SPSS với mô tả thống kê

Tài liệu tham khảo của chương
1 – Ngô văn Thứ, 2005, Giáo trình thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, Chương 3.
2 – Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ ,2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân,
Chương 7.
3 – Douglas A, Lind, William G.Marxhal, Robert D.Mason, 2001, Statisstical Techniques in Business & Economics, McGraw-Hill. Chapter 2-4.
4 – Thomas H.Wonnacott, Ronald J. Wonnacott, 1990, Introductory statistis for business and economics, chapter 2-5.

CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI

Giới thiệu mô hình phân tích phương sai tổng quát. Cách thức phân tích và kỹ năng xử lý số liệu đối với mô hình phân tích phương sai. Giới thiệu cách sử dụng các phần mềm giải các bài toán phân tích phương sai với các kiểm định đầy đủ, chi tiết trong các trường hợp khác nhau.

4.1. Mô hình phân tích phương sai – nhân tố phân tích
          4.1.1. Bài toán phân tích phương sai
          4.1.2. Phương pháp chung
4.2. Phân tích phương sai một nhân tố hiệu quả xác định

          4.2.1. Mô hình lý thuyết
          4.2.2. Các dạng số liệu phân tích phương sai và kỹ thuật tính toán
          4.2.3. Mô hình hồi qui phân tích phương sai
          4.2.4. Kiểm định Kruskal-Wallis
          4.2.5. So sánh cặp
4.3. Phân tích phương sai một nhân tố hiệu qủa ngẫu nhiên

          4.3.1. Mô hình
          4.3.2. Kỹ thuật phân tích và các kiểm định
4.4. Phân tích phương sai hai nhân tố hiệu quả xác định

          4.4.1. Mô hình phân tích phương sai hai nhân tố tác động riêng rẽ
          4.4.2. Kỹ thuật phân tích và các kiểm định
          4.4.3. Mô hình phân tích phương sai hai nhân tố tác động đồng thời
4.5. SPSS  và WINSTATA với Phân tích phương sai

          4.5.1. Phân tích phương sai 1 nhân tố
          4.5.2 Phân tích phương sai nhiều nhân tố

Tài liệu tham khảo của chương
1 – Ngô văn Thứ, 2005, Giáo trình thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, Chương 4.
2 – Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ ,2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Chương 11
3 – Thomas H.Wonnacott, Ronald J. Wonnacott, 1990, Introductory statistis for business and economics, chapter 10.
4 – Douglas A, Lind, William G.Marxhal, Robert D.Mason, 2001, Statisstical Techniques in Business & Economics, McGraw-Hill. Chapter 12.

CHƯƠNG 5 – KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ

Đây là chương giới thiệu một lớp mô hình kiểm định phi tham số. Mục tiêu của chương này không tập trung vào lý thuyết mà chú trọng hơn đến việc vận dụng lý thuyết giải các bài toán thường gặp trong thực tế. Tần dụng sự trợ giúp của phần mềm chuyên dụng tạo kỹ năng phân tích là mục tiêu quan trong nhất của chương.

5.1. Kiểm định khi bình phương
          5.1.1. Kiểm định sự phù hợp của qui luật thực nghiệm
          5.1.2. Kiểm định tính độc lập của hai dấu hiệu
          5.1.3. Kiểm định dấu (sign test)
5.2. Các kiểm định phân phối chuẩn

          5.2.1. Tiêu chuẩn Kolmogorov
          5.2.2. Tiêu chuẩn Jacque- Bera
5.3. Các kiểm định trên cơ sở tương quan hạng

          5.3.1. Kiểm định Wilcoxon
          5.3.2. Kiểm định tương quan hạng Spearman
          5.3.3. Kiểm định Mann-Whitney
          5.3.4. Kiểm định tương quan dựa trên các hệ số Kendall
          5.3.5. Kiểm định Friedman về sự thuần nhất của k mẫu
5.4. Winstata với các kiểm định phi tham số

          5.4.1. Các kiểm định dựa trên hạng
          5.4.2. Kiểm định Khi bình phương
5.5. SPSS với kiểm định phi tham số

          5.5.1. Chi Square (Khi bình phương)
          5.5.2. Thủ tục Binomial
          5.5.3. Thủ tục Runs Test
          5.5.4. Thủ tục K-S test
          5.5.5. Kiểm định sự độc lập của hai mẫu (2 Independent samples)
          5.5.6. Kiểm định k mẫu độc lập (k Independent samples)
          5.5.7. Kiểm định tương quan hai biến (2 Relation samples)
          5.5.8. Kiểm định quan hệ k biến (k Relation samples)

Tài liệu tham khảo của chương:
1 – Ngô văn Thứ, 2005, Giáo trình thống kê thực hành, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội, Chương 5.
2 – Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ ,2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Chương 7
3 – Thomas H.Wonnacott, Ronald J. Wonnacott, 1990, Introductory statistis for business and economics, chapter 16.
4 – Douglas A, Lind, William G.Marxhal, Robert D.Mason, 2001, Statisstical Techniques in Business & Economics, McGraw-Hill. Chapter 15.

7. GIÁO TRÌNH

Ngô Văn Thứ, 2005, Giáo trình "Thống kê thực hành" với sự trợ giúp của Winstata và SPSS. NXB Khoa học & Kỹ thuật.

8- TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 – Lê Văn Phong, Trần trọng nguyên, 2011, Giáo trình Lý thuyết xác suất.
2 – Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh, Ngô Văn Thứ, 2011, Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
3 – Nguyễn Quang Dong, 2008, Giáo trình kinh tế lượng, NXB Khoa học và Kỹ thuật
4 – Nguyễn Minh Thắng, 1987, Điều tra chọn mẫu, NXB thống kê.
5 – Hoàng Đình Tuấn, 2010, Lý thuyết mô hình toán kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
6 – Thomas H.Wonnacott, Ronald J. Wonnacott, 1990, Introductory statistis for business and economics.
7 – Douglas A, Lind, William G.Marxhal, Robert D.Mason, 2001, Statisstical Techniques in Business & Economics, McGraw-Hill.

Dữ liệu học tập:
– Số liệu điều tra mức sống dân cư 2002-2004-2006-2008
– Số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2009
– Số liệu thị trường chứng khoán 2000-2010.
– Số liệu một số cuộc khảo sát chuyên đề.

Phần mềm hỗ trợ:
– SPSS, Winstata.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
– Thang điểm:             10
– Cơ cấu điểm:
+ Điểm thảo luận:                  10%
+ Điểm bài tập, kiểm tra:      30%
+ Điểm thi cuối kì:                60%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp