Học phần Tối ưu hóa 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC   LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:
Tiếng Việt: TỐI ƯU HÓA 1
Tiếng Anh: Optimization 1
Mã học phần: TOKT1107
Tổng số tín chỉ: 3     

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Bộ môn toán kinh tế

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Giải tích 3, Lý thuyết xác suất.

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Môn học bao gồm các chủ đề: Tối ưu hóa và cấu trúc cơ bản của bài toán tối ưu; Các lớp bài toán tối ưu trong kinh tế; Các khái niệm cơ bản và các định lý cơ sở của các phương pháp giải các lớp bài toán tối ưu tuyến tính (tham số và phi tham số); Phương pháp giải và cách thức phân tích kết quả; Cơ sở giải tích lồi.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Trang bị kiến thức về tối ưu hóa, cách tiếp cận và các phương pháp giải các lớp mô hình tối ưu tuyến tính. Lý thuyết cơ sở về hàm lồi, tập lồi chuẩn bị kiến thức cho tối ưu hóa 2. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho các lớp bai toán tối ưu tuyến tính với các phương pháp giải phổ biến.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN

PHÂN BỐ THỜI GIAN

STT

Nội dung

Tổng số tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Bài tập,
thảo luận,
kiểm tra

 

1
2
3
4

Mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3

5
15
10
15

4
10
6
10

1
5
4
5

 
  Cộng 45 30 15  

 

MỞ ĐẦU – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY HOẠCH TOÁN HỌC

Phần này trình bày các khái niệm cơ bản được sử dụng trong quy hoạch toán học, các tình huống kinh tế đưa đến bài toán quy hoạch và việc phân loại các bài toán quy hoạch toán học.

1. Các tình huống kinh tế dẫn đến bài toán qui hoạch toán học
2. Phân loại các bài toán.
3. Các khái niệm cơ bản.

Tài liệu tham khảo của chương:
          1- Ngô Văn Mỹ, 2011, Bài giảng tối ưu hóa, NXB ĐHKTQD, Chương 1.
          2 – Vũ Thiếu, 1999, Giáo trình quy hoạch phi tuyến và quy hoạch động.
          3 – Trần Túc, 1990, Giáo trình quy hoạch tuyến tính.
          4 – Nguyễn Thị Bạch Kim, 2008, Giáo trình các phương pháp tối ưu, lý thuyết và thuật toán, NXB Bách Khoa – Hà Nội, Chương 2 .
          5 – Chiang Alpha.C, 2006, Fundamental Methods of Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill.

CHƯƠNG 1 – BÀI TOÁN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH TỔNG QUÁT

Chương này trình bày trọn vẹn cơ sở lý thuyết và thuật toán đơn hình giải bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát.

1.1. Các dạng bài toán – các khái niệm cơ bản.
1.2. Phương án cực biên.
1.3. Các tính chất chung của bài toán Quy hoạch tuyến tính
1.4. Cơ sở của thuật toán đơn hình.
1.5. Thuật toán.
1.6. Thuật toán tìm Phương án cận biên – thuật toán đơn hình mở rộng

Tài liệu tham khảo của chương:
          1- Ngô Văn Mỹ, 2011, Bài giảng tối ưu hóa, NXB ĐHKTQD, Chương 3
          2 – Trần Túc, 1990, Giáo trình quy hoạch tuyến tính.
          3 – Trần Túc, 2000, Bài tập quy hoạch tuyến tính, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
          4 – Nguyễn Thị Bạch Kim, 2008, Giáo trình các phương pháp tối ưu, lý thuyết và thuật toán, NXB Bách Khoa, Chương 3 .
          5 – T.V. Thiệu, B.T. Tâm, 1998, Các phương pháp tối ưu, NXB Giao thông vận tải, Chương 2
          6 – Chiang Alpha.C, 2006, Fundamental Methods of Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill, Chapter 19.

CHƯƠNG 2 – BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU

Trong chương này xét thêm một cách tiệm cận khác của quy hoạch tuyến tính đó là cách tiệm cận đối ngẫu. Bản chất của cách tiệm cận này là với mỗi bài toán quy hoạch tuyến tính cho trước theo một quy tắc xác định ta xây dựng bài toán thứ hai cũng là bài toán quy hoạch tuyến tính và gọi bài toán mới này là bài toán đối ngẫu của bài toán ban đầu; bài toán ban đầu gọi là bài toán gốc. Lý thuyết đối ngẫu nghiên cứu song song hai bài toán và thiết lập mối quan hệ giữa chúng. Các kết quả mà lý thuyết đối ngẫu đại được có ý nghĩa quan trọng cả về mặt toán học và ứng dụng thực tế của quy hoạch tuyến tính.

2.1. Định nghĩa, qui tắc viết đối ngẫu.
2.2. Các tính chất, các định lý cơ bản và các hệ quả.
2.3. Thuật toán đơn hình đối ngẫu.
2.4. Bài tập

Tài liệu tham khảo của chương:
          1- Ngô Văn Mỹ, 2011, Bài giảng tối ưu hóa, NXB ĐHKTQD, Chương 4
          2 – Trần Túc, 1990, Giáo trình quy hoạch tuyến tính.
          3 – Trần Túc, 2000, Bài tập quy hoạch tuyến tính, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
          4 – Nguyễn Thị Bạch Kim, 2008, Giáo trình các phương pháp tối ưu, lý thuyết và thuật toán, NXB Bách Khoa – Hà Nội, Chương 3 .
          5 – T.V. Thiệu, B.T. Tâm, 1998, Các phương pháp tối ưu, NXB Giao thông vận tải, Chương 2
          6 – Chiang Alpha.C, 2006, Fundamental Methods of Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill, Chapter 20.

CHƯƠNG 3 – BỔ TÚC TOÁN HỌC

Mục đích của chương này là hệ thống lại các kiến thức cơ bản về hàm n biến và lý thuyết về tập hợp trong không gian Rn. Nội dung gồm hai phần chính là: Tập hợp và tập lồi; Hàm, hàm lồi (lõm), tựa lồi (tựa lõm).

Hai mảng kiến thức này không chỉ quan trọng trong lý thuyết tối ưu mà còn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế. Nội dung kiến thức của hai phạm trù trên là rất lớn, nhưng ta chỉ xét các kết quả quan trọng nhất và bỏ qua các chứng minh phức tạp. Thay vào đó, trong từng trường hợp ta có thể đưa ra minh họa các kết quả bằng hình học trong không gian R2.

3.1. Tập hợp.
3.2. Tập lồi, các định lý liên quan.
3.3. Phương, đạo hàm theo phương.
3.4. Hàm lồi, hàm tựa lồi, các định lý liên quan.
3.5. Dấu hiệu lồi, tựa lồi.

Tài liệu tham khảo của chương:
          1- Ngô Văn Mỹ, 2011, Bài giảng tối ưu hóa, NXB ĐHKTQD, Chương 2
          2 – Vũ Thiếu, 1999, Giáo trình quy hoạch phi tuyến và quy hoạch động.
          3 – Hoàng Tụy, 1978, Giải tích lồi, NXB Giáo dục.
          4 – Nguyễn Thị Bạch Kim, 2008, Giáo trình các phương pháp tối ưu, lý thuyết và thuật toán, NXB Bách Khoa, Chương 1.
          5 – T.V. Thiệu, B.T. Tâm, 1998, Các phương pháp tối ưu, NXB Giao thông vận tải, Chương 1.
          6 – Chiang Alpha.C, 2006, Fundamental Methods of Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill, Chapter 2, 11.

7. GIÁO TRÌNH:

Ngô Văn Mỹ, 2011, Bài giảng tối ưu hóa dành cho các chuyên ngành Toán kinh tế và Toán tài chính, NXB ĐHKTQD

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 – Vũ Thiếu, 1999, Giáo trình quy hoạch phi tuyến và quy hoạch động.
2 – Trần Túc, 1990, Giáo trình quy hoạch tuyến tính dành cho chuyên ngành Toán kinh tế.
3 – Trần Túc, 2000, Bài tập quy hoạch tuyến tính, NXB Khoa học & Kỹ thuật.
4 – Hoàng Tụy, 1978, Giải tích lồi, NXB Giáo dục.
5 – Nguyễn Thị Bạch Kim, 2008, Giáo trình các phương pháp tối ưu, lý thuyết và thuật toán, NXB Bách Khoa – Hà Nội.
6 – T.V. Thiệu, B.T. Tâm, 1998, Các phương pháp tối ưu, NXB Giao thông vận tải.
7 – Chiang Alpha.C, 2006, Fundamental Methods of Mathematical Economics, 4th edition, McGraw-Hill.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
– Thang điểm:             10
– Cơ cấu điểm:          
+ Điểm đánh giá của giảng viên:      10%
+ Điểm bài kiểm tra:                         20%
+ Điểm thi học phần:                        70%
– Điều kiện dự thi học phần:
+ Phải tham dự ít nhất 80% số tiết học trên lớp
+ Phải có bài kiểm tra

This entry was posted in Uncategorized. Bookmark the permalink.