Định hướng chấm thi môn Kinh tế lượng – đợt tháng 5/2015

Bài I. Lý thuyết

Câu 1. Cho một biến phụ thuộc, đề xuất hai biến độc lập phù hợp: Các biến cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  •  Biến phụ thuộc là Vĩ mô (Chỉ số giá tiêu dùng, GDP, Tăng trưởng, Xuất khẩu, Nhập khẩu…) thì biến độc lập cũng phải là Vĩ mô
  •  Biến phụ thuộc là Vi mô (Doanh thu, Lợi nhuận, Sản lượng…) thì biến độc lập cũng là Vi mô. Một số biến vĩ mô có thể liên quan như giá cả được chấp nhận.
  • Biến giả được chấp nhận. Biến giả có thể linh hoạt giữa Vi mô và Vĩ mô.
  • Trường hợp Biến phụ thuộc là Lợi nhuận mà hai biến độc lập là Doanh Thu và Chi Phí thì không được điểm, vì không có hệ số để ước lượng.

Câu 2. Các câu hỏi liên quan đến khuyết tật:

– Nếu số liệu trong câu trên là số liệu chéo thì không thể có tự tương quan.

– Chuỗi thời gian dừng: nêu đủ 3 tính chất của chuỗi dừng. Các chuỗi nêu ra là dừng hay không tùy thuộc suy luận của sinh viên, hợp lý là được điểm

 

Bài II. Bài tập với hai mô hình [1] và [2]

– Các câu hỏi về biến bậc hai: Quy luật tác động cận biên giảm dần là đạo hàm bậc nhất của hàm theo biến đó giảm dần, hay đạo hàm bậc hai mang dấu âm, tương đương hệ số bậc hai mang dấu âm.

– Đề bài có yêu cầu vẽ đồ thị minh họa, lưu ý parabol có đỉnh bên phải trục tung (do hệ số bậc 1 mang dấu (+) và hệ số bậc 2 mang dấu (-)).

– Câu hỏi có biến nghịch đảo: khi giá trị của biến tiến đến vô hạn thì biến phụ thuộc tiệm cận giá trị còn lại. Đồ thị dạng hyperbol.

– Cặp biến AD và AD2 ; Về toán học thì hai biến không có quan hệ cộng tuyến (0.5đ) Tuy nhiên trong mẫu với một phạm vi giá trị nhất định thì quan hệ bậc 2 có thể gần với bậc nhất (một nhánh của parabol), có thể đánh giá qua hệ số tương quan hoặc hồi quy phụ (0.5đ)

– Cặp biến P và D*P: tương tự trên, về mặt toán học là không phải cộng tuyến (0.5đ) nhưng nếu số lượng giá trị D = 0 là ít so với trường hợp D = 1 thì với mẫu có thể gần cộng tuyến.

– Mô hình [1] biến phụ thuộc tuyến tính, mô hình [2] biến phụ thuộc dạng Logarit thì không thể dùng R-sq để so sánh

–